Thế mạnh và điểm yếu của công ty

Một phần của tài liệu Phát triển các dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Dệt vải Công nghiệp Hà Nội (Trang 68 - 70)

III/ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ HẬU CẦN

3/ Thế mạnh và điểm yếu của công ty

Là một doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp được hưởng nhiều ưu đãi từ chính sách của nhà nước dành cho các doanh nghiệp quốc doanh đặc biệt là những năm trước đây. Vì vậy công ty có điều kiện để đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại, đáp ứng yêu cầu về chất lượng mẫu mã.

Là một doanh nghiệp có truyền thống hoạt động lâu năm( 40 năm), công ty đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, điều đó giúp công ty không ngừng phát triển trong những năm qua, trở thành một doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả.

Việc Việt Nam chính thức là năm 2007 trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới, ngành dệt may không bị áp dụng hạn ngạch khi xuất khẩu sang các nước thành viên WTO, điều đó tạo thuận lợi cho sự tăng trưởng của các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam trong đó có công ty cổ phần dệt vải công nghiệp Hà Nội. Nắm bắt được cơ hội đó, doanh nghiệp không ngừng tìm kiếm và mở rộng thị trường của mình sang các nước.

Mặt khác là một doanh nghiệp dệt may duy nhất tại Việt Nam cung cấp sản phẩm phục vụ công nghiệp, doanh nghiệp có những lợi thế mà các công ty khác không thể có được. Đồng thời với chiến lược kinh doanh đúng đắn, với dịch vụ chất lượng cung cấp cho khách hàng, công ty đã tạo dựng được uy tín trong lòng các bạn hàng, đối tác chiến lược của công ty. Mặt khác để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty mạnh dạn đầu tư các dây chuyền mới cho vải địa kỹ thuật không dệt, mua 2 máy xe ALMA và một máy dệt thổi khí công nghệ hiện đại của Châu Âu. Ngoài ra, đối với sản phẩm vải mành và vải không dệt được quản lý theo tiêu chuẩn chất lương ISO 9001-2000 áp dụng tại xí nghiệp vải mành và vải không dệt vận hành tốt, đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm loại A đạt 98%. Các nhãn mác, thương hiệu LOGO của công ty được bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ.

Đặc biệt doanh nghiệp có một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết. Và công ty thường xuyên đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân viên, cử nhân viên đi học tại nước ngoài. Công tác tổ chức hậu cần cho tiêu thụ khá được quan tâm và nó đã góp phần thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm, không ngừng làm tăng doanh số, lợi nhuận cho công ty.

-Điểm yếu của công ty:

Việc nghiên cứu thị trường của công ty chưa chuẩn bị tốt.

Cơ cấu tổ chức của công ty theo kiểu trực tuyến trực năng . Cho nên mặc dù nó phát huy được tính năng động sáng tạo song không thể tránh khỏi sự chồng chéo, nhiều khi là quá tải.

Đặc điểm của sản phẩm là cồng kềnh gây khó khăn trong việc vận chuyển, chuyên chở cũng như bốc xếp.

Nguồn vốn của doanh nghiệp còn yếu, doanh nghiệp huy động vốn chủ yếu dưới hình thức đi vay của các tổ chưc tín dụng, không chủ động được về nguồn vôn. Mặt khác chi phí vốn vay cũng khá cao chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp.

Việc kiểm tra, giám sát hoạt động kho hàng chủ yếu tiến hành bằng phương pháp thủ công là chính, vì vậy gây ra sự mệt nhọc cho người lao động. Hơn nữa với tình hình giá cả leo thang như hiện nay thì thu nhập của người lao động là thấp, không khuyến khích động lực lao động của công nhân viên.

Hoạt động marketing còn ít quan tâm, đặc biệt là chưa có một bộ phận marketing chuyên nghiệp cho doanh nghiệp. Vì vậy những dự báo vê thì trường là còn yếu, làm mất đi cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển các dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Dệt vải Công nghiệp Hà Nội (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w