Tình hình phát triển các dịch vụ hậu cần cho tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Phát triển các dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Dệt vải Công nghiệp Hà Nội (Trang 52 - 65)

III/ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ HẬU

1/ Tình hình phát triển các dịch vụ hậu cần cho tiêu thụ sản phẩm

1.1/Hoạt động dịch vụ giao nhận trong tiêu thụ sản phẩm

Dịch vụ giao nhận là một dịch vụ không thể thiếu của doanh nghiệp, nó bao gổm các công việc như tiếp nhận thành phẩm, dịch vụ bao gói, lên nhãn

mác và cuối cùng là dịch vụ giao bán thành phẩm, sản phẩm hàng hóa cho người tiêu dùng.

*Hoạt động tiếp nhận thành phẩm

Sau khi sản phẩm được hoàn thành, công ty tiến hành tiếp nhận thành phẩm nhập kho. Việc tiếp nhận thành phẩm có nhiều công việc khác nhau bao gồm: - Chuẩn bị công cụ, dụng cụ, phương tiện tiếp nhận

- Chuẩn bị kho để tiếp nhận

- Chuẩn bị nhân lực tiếp nhận (bao gồm nhân viên giao nhận, nhân viên kho, cán bộ kiểm nhận, kiểm nghiệm, thủ kho).

- Sau khi chuẩn bị các điều kiện cơ bản đầy đủ thì tiền hành tiếp nhận thành phẩm. Việc tiếp nhận thành phẩm bao gồm:

Tiếp nhận về mặt số lượng (doanh nghiệp thường dùng phương pháp kiểm tra trực tiếp, kiểm tra theo mẫu)

Tiếp nhận về mặt số lượng ( doanh nghiệp thường dùng phương pháp kiểm tra theo mẫu) Khi đó nhân viên kiểm nghiệm sẽ lấy một lô hàng bất kỳ và kiểm tra chất lượng sản phẩm xem xét liệu lô sản phẩm có đạt tiêu chuẩn không, tỷ lệ sản phẩm hỏnglà bao nhiêu, sản phẩm lỗi có thể sửa chữa được là bao nhiêu từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời và có những đề nghị lên ban lãnh đạo.

Tiếp đó cán bộ kiểm nhận, kiểm nghiệm cùng với thủ kho sẽ tiến hành xác định lại số thực nhập với số nghi trên hóa đơn.

Cuối cùng thành phẩm sẽ được nhanh chóng đưa vào nhập kho.

*Hoạt động bao gói, lên nhãn mác

Bao giờ cũng vậy sản phẩm trước khi đem bán cho khách hàng đều được lên nhãn mác, bao gói thành các lô sản phẩm theo từng chủng loại, mặt hàng riêng biệt, thì sau đó mới được chuyên chở đến công trình. Tưởng chừng công việc đó rất đơn giản và không có gì quan trọng nhưng thực tế nếu sản phẩm

không được bao gói thì khi đến nơi sử dụng nó sẽ bị giảm đi một phần chất lượng của nó. Trên bao bì sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp sẽ có logo của doanh nghiệp, cùng rất nhiều thông tin về sản phẩm, địa chỉ doanh nghiệp. Và thực tế khi làm tốt điều này là doanh nghiệp đang quảng bá tên tuổi, hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng. Vì vậy công việc này được doanh nghiệp khá chú trọng và đã làm rất tốt.

*Hoạt động giao bán thành phẩm, hàng hóa

Là một doanh nghiệp sản xuất, Công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội có nhiều sản phẩm hàng hóa được tiến hành giao nhận, bán trên khắp các thị trường cả thì trường trong nước cũng như thị trường quốc tế, nhưng chủ yếu là giao nhận trong nước. Trước hết là giao nhận theo mặt hàng thì doanh nghiệp có 5 mặt hàng được tiến hành giao nhận là vải mành, vải không dệt, vải bạt các loại, may mặc, xăng dầu. Tuy nhiên, trong 5 mặt hàng này thì có 2 mặt hàng có khối lượng, số lượng giao nhận chủ yếu đó là vải không dệt, vải mành. Điều đó được thể hiện qua bảng sau

TÌNH HÌNH GIAO NHẬN THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG

CHỈ TIÊU ĐVT NĂM 2004 2005 2006 2007 1.Vải mành 1000Tấn 984 1369 1190 2,305 2.Vải không dệt 1000m2 7563 9976 11127 11348 3. Vải bạt các loại 1000m2 2456 3517 4529 6536 4. May mặc 1000sp 325 568 632 2,014 5. Xăng dầu 1000l 1998 2273

(Nguồn tại phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty Cổ phần Dệt vải công nghiệp Hà Nội)

Đối tượng khách hàng chủ yếu là các công ty sản xuất lốp ô tô, xe máy, xe đạp các loại và do đặc điêm tính chất của mặt hàng này nên nó được tính bằng đơn vị là tấn chử không phải là m2 như các loại vải thông thường, việc giao nhận chủ yếu tiến hành đối với các doanh nghiệp trong nước. Đối với san

phẩm vải không dệt là loại có khối lượng giao nhận lớn nhất, nó bao gồm vải địa kỹ thuật, vải lót giầy thể thao, vải thảm, bấc thấm, nó có mặt ở hầu hết các công trình lơn như đường cao tốc Sài Gòn- Trung Lương, đường Trung Lương- Mỹ Thuận, các dự án Sác- Cần Giờ....Ngoài ra năm 2005 doanh nghiệp còn xây dựng được đại lý vải không dệt ở cả thị trường nước ngoài đó là các đại lý độc quyền như Úc, Singapore, Philippine...và đang tiến hành thử nghiệm tại một số đại lý khác. Năm 2006 tiêu thụ được 11127 nghìn m2 vải không dệt tăng so với năm 2005 là 11,53% tăng so với năm 2004 là 47%. Đối với sản phẩm may mặc thì giao nhận cũng được thực hiện cả trong nước và ngoài nước nhưng nhìn chung là đóng góp doanh thu của mặt hàng này là còn thấp. Nhưng năm 2007 là một năm xuất khẩu thành công sản phẩm may mặc của công ty bởi lẽ đây là năm Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức WTO, điều đó không chỉ có lợi cho nhiều ngành kinh tế mà đặc biệt hơn cả là đối với dệt may, và nó sẽ ảnh hưởng có lợi đến tất cả các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng dệt may, công ty cũng được hưởng những lợi ích đó. Có thể nói năm 2007 sản phẩm may mặc xuất khẩu là 644 nghìn sản phẩm so với năm 2006 là 217 nghìn sản phẩm tăng 297%, mức tăng cao nhất từ trước đến nay. Còn về xăng dầu, đây là một mặt hàng kinh doanh mới của công ty, nhưng nó cũng khá là triển vọng, tuy nhiên điều đáng nói là năm 2007 là năm tình hình giá cả xăng dầu diễn biến khá phức tạp, giá cả leo thang nên kinh doanh cũng có phần gặp khó khăn hơn, lợi nhuận thu về giảm so với kế hoạch dự kiến ban đầu.

- Tình hình giao nhận theo phương thức vận tải.

Trước kia doanh nghiệp có hệ thống phương tiện chuyên chở cho doanh nghiệp với khoảng 4 chiếc có trọng tải 4-5 tấn, và 7 chiếc với trọng tải 1.2 đến 2.3 tấn thì việc tiến hành chuyên chở (tự doanh nghiệp đảm nhận). Nhưng

tình hình đã thực sự thay đổi vào năm 2006, 2007 doanh nghiệp tiến hành thanh lý toàn bộ phương tiện vận tải quá cũ kỹ, chuyển sang hình thức đi thuê trọn gói với các hãng vận tải chuyên dụng có chi phí rất hợp lý. Nhưng nhìn chung là việc giao nhận chủ yếu được tiến hành bằng đường bộ, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ theo các phương tiện chuyên chở đến từng công trình.

KHỐI LƯỢNG GIAO NHẬN THEO PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2004 2005 2006 2007 Giao nhận băng đường bộ 1000 tấn 42,528 58,356 64,664 75,325 Giao nhận bằng đường biển 1000 tấn 1,233 5,344 6,897 42,528 58,356 64,664 75,325 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 2004 2005 2006 2007 giao nhận đường bộ giao nhận đường biển

( Nguồn tại phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty cổ phần dệt vải công nghiệp Hà Nội)

Như vậy nếu xét về giao nhận theo phương tiện vận tải thì phương thức vận tải phổ biến là vận tải bằng đường bộ, còn vận tải biển chỉ chiếm vị trí thứ yếu. Rõ ràng là khối lượng vận tải luôn tăng lên theo các năm chứng tỏ doanh nghiệp bán ngày càng nhiều đơn hàng, ký kết được nhiều đơn hàng lớn. Vận tải đường bộ chiếm vị trí chủ yếu chứng tỏ khách hàng của doanh nghiệp chủ yếu là trong nước, các bạn hàng nước ngoài còn hạn chế ( nếu có thì chủ

yếu là đối với sản phẩm may mặc gia công xuất khẩu cho đối tác nước ngoài, giá trị gia tăng thấp, lợi nhuận thấp). Vì vậy, trong thời gian tới doanh nghiệp cần cố gắng tiếp cận thị trường thế giới, tăng cường sử dụng hình thức vận tải đường biển, vận tải đa phương tiện.

1.2/Hoạt động kho bãi trong tiêu thụ sản phẩm

Là một doanh nghiệp sản xuất thì kho bãi có một vị trí rất quan trọng, để hoạt động tiêu thụ được hiệu quả, tiết kiệm thì dịch vụ kho bãi lại có vị trí rất quan trọng. Vậy, doanh nghiệp đã thực hiện các dịch vụ kho bãi ra sao?

- Phân loại, sắp xếp, làm đồng bộ các sản phẩm hoàn thành. Doanh nghiệp sẽ tổ chức nghiên cứu và sắp xếp kho hàng theo phân hệ phân định hàng hóa hàng luân chuyển nhanh, hàng luân chuyển chậm, phân định hàng hóa theo nhóm sản phẩm (vải mành, vải không dệt, xăng dầu, may mặc), hàng dành cho hoạt động quảng cáo – khuyến mại.

- Sửa chữa nhỏ, thay thế các sản phẩm sai quy cách. Vì là một doanh nghiệp sản xuất nên việc sản xuất ra sản phẩm không thể tránh khỏi những sản phẩm hỏng, sản phẩm sai quy cách. Việc kiểm tra này là rất cần thiết vì nó còn thể hiện uy tín của doanh nghiệp, thể hiện chất lượng của sản phẩm, doanh nghiệp không thể để một vài sản phẩm hỏng, sai quy cách mà ảnh hưởng uy tín của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc kiểm tra này vẫn tiến hành theo phương pháp kiểm nhận, kiểm nghiệm truyền thống nên đôi khi hơi mất thời gian.

- Dịch vụ vận tải theo yêu cầu của khách hàng ( doanh nghiệp tự tiến hành chuyên chở khi trước đây có phương tiện, còn hiện nay bất cư khi nào khách hàng có yêu cầu doanh nghiệp thường thuê phương tiện chuyên chở cho khách hàng của mình).

- Lắp đặt giá kệ và hệ thống chiếu sáng kho hàng. Tùy thuộc vào đặc điểm sản phẩm của doanh nghiệp là gì mà sẽ tiến hành lắp đặt hệ

thống giá kệ khác nhau, đảm bảo đủ ánh sáng để không làm sản phẩm bị hỏng, đảm bảo nhiệt độ thích hợp để sản phẩm không bị mốc, có vết ố hoặc những tác hại khác của sản phẩm.

- Thiết kế và lắp đặt hệ thống thông tin nội bộ trong kho hàng. Để tránh các bất trắc có thể xảy ra, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần lắp đặt hệ thống thông tin nội bộ, hệ thống camera quan sát, hệ thống báo động giúp giám sát kho hàng, kiểm soát tốt công việc xuất nhập

- Cuối cùng là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kinh doanh kho bãi. Sở hữu diện tích mặt bằng khoảng 20.000m2 vị trí thuận lợi cho việc lưu giữ và phân phối hàng hóa năm 2006, 2007 công ty đã cung cấp dịch vụ kinh doah kho bãi

*Hoạt động kinh doanh dịch vụ kho bãi của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có tổng là 5 kho chủ yếu là nhà kiên cố với tổng diện tích là 5000 m2, bằng việc tận dụng diện tích kho chưa sử dụng đến doanh nghiệp tiến hành cho các đơn vị kinh doanh khác thuê để làm kho chứa hoặc thuê diện tích mặt bằng để chứa hàng. Sau đây là tên một số doanh nghiệp đã thuê kho bãi của doanh nghiệp.

TÊN MỘT SỐ KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHO CỦA DOANH NGHIỆP NĂM 2007

STT Tên khách hàng Diện tích thuê Số Tiền

1 CTTNHH Tấn Thành 745,67 78.295.350

2 CTTNHHTM Xuân Quý 300 34.200.000

3 CT hóa dầu và thiết bị công nghiệp Hà Nội

144 14.688.000 4 CTCP đầu tư và TM Kim Long 496 52.080.000

5 CTTNHH TM Vạn An 374 39.270.000

6 CTCP ô tô Ân Mỹ 1048 121.840.000

7 CTTNHH Thanh Huyền 260 27.300.000

(Nguồn tại phòng Tài chính- Kế toán của Công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội)

Qua bảng số liệu trên cho thấy đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ kho bãi của doanh nghiệp là khách hàng nhỏ, họ thường chỉ thuê một phần rất nhỏ của nhà kho để chứa hàng và đây cũng là mục tiêu chủ yếu của khách hàng, hầu như rất ít khách hàng sử dụng các dịch vụ khác của kho như dịch vụ bốc xếp. Với đối tượng khách hàng như vậy, thì một kho của doanh nghiệp có thể cùng một lúc cho nhiều khách hàng cùng thuê, điều này thực sự gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc quản lý hàng hóa của từng khách hàng, dễ có thể bị mất mát. Tuy nhiên, điều đặc biệt là doanh nghiệp chưa bao giờ để xảy ra tình trạng mất hàng của khách hàng, tình trạng hàng hóa bị xáo trộn, về điều này thì khách hàng thực sự hài lòng về doanh nghiệp. Tuy dịch vụ kinh doanh kho bãi mới chỉ dừng lại ở chỗ là cho thuê kho bãi nhà xưởng, sự phát triển các dịch vụ bổ sung là còn khá hạn chế hầu như là chưa có, điều đó làm cho doanh thu vẫn chưa thực sự cao. Vì vậy vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là làm sao có thể phát triển hơn nữa dịch vụ này nhằm có được doanh số, lợi nhuận cao nhất.

Kết quả doanh thu các tháng năm 2007 Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Tháng Doanh thu T1 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 T1/2008 356 44.586 101.118 329.638 166.920 140.347 198.104 281.956 137.098 294.631 172.294 229.840 167.664 356 44.586 101.118 329.638 166.92 140.347 198.104 281.956 137.098 294.631 172.294 229.84 167.664 0 50 100 150 200 250 300 350 400 T1 T3 T5 T7 T9 T11 T1/2008 doanh thu

( Nguồn tại phòng kế toán tài chính tại công ty cổ phần dệt vải công nghiệp).

Trong suốt 12 tháng có thể thấy doanh thu của doanh nghiệp luôn thay đổi, xu hướng không ổn định lắm. Nguyên nhân xuất phát do kinh doanh kho bãi là một lĩnh vực mới mà doanh nghiệp vừa khai thác. Những thông tin về khách hàng, và nhu cầu của họ chưa có, doanh nghiệp cũng chưa thực sự tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên hoạt động này đã đem lại kết quả tốt, đóng góp vào doanh thu chung của toàn doanh nghiệp, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời nó cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng hiệu quả hệ thống kho bãi, đã tận dụng được hệ thống kho bãi chưa sử dụng đến.

Ngoài ra có thể phản ánh tình hình kinh doanh dịch vụ này thông qua một số chỉ tiêu tài chính như sau:

STT CHỈ TIÊU SỐ TIỀN

1 Doanh thu 2,452,604,987

2 Chi phí:

Chi phí khấu hao nhà xưởng

1,840,760,181 921,610,847

Chi phí sửa chữa thường xuyên Chi phí nhân viên

Chi phí khác 428,561,334 202,588,000 288,000,000 3 Lơị nhuận 611,844,806

(Số liệu từ phòng tài chính- kế toán của công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội)

Mặc dù thuê kho bãi mới chỉ là bắt đầu nhưng nó đã đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Một mặt tận dụng diện tích nhà xưởng chưa sử dụng đến, mặt khác hoạt động này thực sự đem lại doanh thu cho doanh nghiệp, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong thời gian tới nếu kinh doanh kho bãi phát triển hơn nữa, nó không chỉ dừng lại ở việc cho thuê mặt bằng, không dừng lại ở việc cho thuê kho chứa hàng mà nó là một dịch vụ phát triển hoàn thiện thì chắc chắn doanh thu không chỉ có vậy, lợi nhuận của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở đó. Đặc biệt hoạt động này còn tạo ra nhiều công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên trong và ngoài doanh nghiệp, điều quan trọng là doanh nghiệp ngày càng khẳng định được vị thế của doanh nghiệp.

1.3/Hoạt động vận tải của doanh nghiệp

Sản phẩm muốn đến tay người tiêu dùng nó cần có một quá trình vận chuyển tức là hoạt động vận tải. Với mục tiêu thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng, nên với bất cứ khách hang nào cũng vậy, doanh nghiệp luôn đưa sản phẩm tới tận nơi công trình. Trước kia doanh nghiệp có một đội xe vận tải riêng, thì mọi công việc liên quan đên vận tải đều do doanh nghiệp đảm trách.

Còn bây giờ mặc dù doanh nghiệp không còn đội xe vận tải nhưng hoạt động này vẫn tiến hành lại còn tốt hơn trước kia. Mọi công việc vận tải doanh nghiệp thường thuê các hãng vận tải chuyên nghiệp (các hãng vận tải uy tín) thực hiện vận tải trọn gói cho doanh nghiệp. Hợp đồng vận tải này quy định bên vận tải sẽ thực hiện mọi công việc liên quan đến vận tải bao gồm bốc xếp, xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn phải có trách

nhiệm giám sát toàn bộ quá trình vận tải, vậy thì doanh nghiệp cần có nhân viên giám sát quá trình này để khi có bất cứ sự cố gì xảy ra trong quá trình chuyên chở có những biện pháp xử lý kịp thời.

Sau đây là một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải chủ yếu cho doanh nghiệp năm 2007

TÊN CÔNG TY CHI PHÍ PHẢI TRẢ(đồng)

CTTNHH Thịnh Cường 60.468.000 CTCPTM Hải Phòng HaNoSimex 228.564.000

Một phần của tài liệu Phát triển các dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Dệt vải Công nghiệp Hà Nội (Trang 52 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w