Phương hướng của tập đoàn dệt may Việt Nam trong 2008

Một phần của tài liệu Phát triển các dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Dệt vải Công nghiệp Hà Nội (Trang 74 - 79)

III/ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ HẬU CẦN

2/ Phương hướng của tập đoàn dệt may Việt Nam trong 2008

2.1/ Phương hướng của tập đoàn dệt may Việt Nam

- Đưa mô hình công ty Mẹ/con của Tập đoàn VIANTEX vào hoạt động ổn định, tạo những đổi mới căn bản nâng cấp hiệu lực của công tác quản lý. Thực hiện chiến lược tăng trưởng gắn với hiệu quả. Khai thác tối đa năng lực sản

xuất, bố trí hợp lý và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động là đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật và công nhân lành nghề.

- Tìm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu, chủng loại hàng, phương thức sản xuất đối với thị trường Mỹ. Khai thác tốt thị trường xuất khẩu hiện có, mở rộng thị trường mới. Nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết giảm chi phí, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh để đẩy mạnh việc xuất khẩu. Chú trọng hơn nữa thị trường nội địa, đẩy mạnh thị trường nội địa. Xây dựng, quảng cáo nhãn hiệu sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp trên cả thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế.

- Tập trung đầu tư có trọng điểm theo hướng chuyên môn hóa, sản xuất các mặt hàng tương xứng với trình độ công nghệ của thiết bị đầu tư mới.

- Đẩy mạnh mở rộng ngành nghề kinh doanh theo hướng đa ngành đa nghề bằng việc tham gia mua cổ phần, trở thành cổ đông không chi phối với các lĩnh vực không phải là dệt may.

2.2/ Mục tiêu của tập đoàn dệt may Việt Nam

Trên cơ sở dự báo khả năng hoàn thành kế hoạch năm 2007, dự báo những khó khăn, thuận lợi của DN, tình hình và xu thế phát triển thị trường trong nước và quốc tế năm 2008, các đơn vị cân đối nguồn lực (năng lực sản xuất, tiến độ huy động các dự án đầu tư vào sản xuất, mức độ huy động, hiệu suất sử dụng thiết bị, lao động, vốn kinh doanh…) xây dựng kế hoặc năm 2008 theo các biểu mẫu gửi kèm.

Với tốc độ phát triển của ngành công nghiệp cả nước trong năm 2008 dự kiến tăng 17- 18%, các đơn vị cần bám sát mục tiêu phấn đấu bình quân chung của Tập Đoàn đối với một số chỉ tiêu chủ yếu sau:

- GTSXCN phấn đấu tăng 16-17% so với năm 2007. - Tổng doanh thu tăng 17-18%.

Tuy nhiên do điều kiện sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt, may.. khác nhau, nên đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn, không có điều kiện đầu tư mới cần tập trung thác tối đa năng lực thiết bị hiện có, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm phấn đấu với mức tăng trưởng tối thiểu là 12%, trong khi các doanh nghiệp may có nhiều thuận lợi thì mức phấn đấu tối thiểu là 20%. Bên cạnh đó phải đảm bảo hài hòa giữa hai mục tiêu tăng trưởng và hiệu quả của tập đoàn, đối với một số doanh nghiệp có cơ sở mới đầu tư có thể tiến hành xây dựng phương án ưu tiên mục tiêu tăng trưởng, trong khi một số doanh nghiệp khác có thể ưu tiên mục tiêu hiệu quả lên hàng đầu. Tập đoàn sẽ có kế hoạch làm việc với từng đơn vị để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất đảm bảo mục tiêu tiêu tăng trưởng và hiệu quả chung đã đăng ký với Nhà nước.

Đề nghị các đơn vị xác định thị trường mục tiêu và sản phẩm chủ lực của mình để đạt được mục tiêu đề ra. Đồng thời đánh giá năng lực của doanh nghiệp trên các dự án đã, đang tiến hành đầu tư.

Cũng như năm 2006, Bộ Công Nghiệp và Bộ Kế Hoạch Đầu Tư đã yêu cầu tính chỉ tiêu GTSXCN theo hai giá cố định năm 1994 và giá hiện hành để so sánh.

GTSXCN (giá hiện hành)= doanh thu công nghiệp(+/-) chênh lệch hàng tồn kho đầu kỳ, cuối kỳ(+) giá trị nguyên vật liệu của khách gia công.

Ngoài ra, Nhà nước cũng yêu cầu tính giá trị gia tăng thêm theo giá hiện hành.

3/Phương hướng, mục tiêu kinh doanh của công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội trong năm 2008

3.1/Phương hướng kinh doanh của công ty năm 2008

- Đẩy mạnh công tác xuất khẩu vào một số thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản… mở rộng và phát triển thị trường nội địa.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, đẩy mạnh các hoạt động marketing, các họat động bán hàng nhằm quảng bá hơn nữa hình ảnh của doanh nghiệp.

- Chủ động tìm nguồn nguyên liệu trong nước có giá rẻ, hạn chế nguyên liệu ngoại nhập; tiết kiệm vật tư trong tất cả các khâu nhằm làm giảm giá thành sản phẩm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm ra thị trường.

- Tăng cường đầu tư, nâng cấp hệ thống kho bãi, nhà xưởng nâng cao hơn nữa hiệu quả của công việc kinh doanh kho bãi, đầu tư thêm dây chuyền thiết bị hiện đại nhằm nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Sử dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, kiểm tra tính hiệu quả của dây chuyền thiết bị mới đầu tư đề xem xét tính hiệu quả của nó trước và sau khi đầu tư.

3.2/ Mục tiêu của công ty trong năm 2008

Trên cơ sở định hướng chỉ đạo của Tập đoàn dệt may, công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội cũng đề ra mục tiêu của công ty trong năm 2008. GTSXCN 195,000 triệu đồng

- Doanh thu (chưa có VAT) 275,000 triệu đồng tăng 30,000 triệu đồng với tốc độ tăng 12.24%.

- Lợi nhuận 3,200 triệu đồng tăng 450 triệu đồng với tốc độ tăng 16.36%. - Kim ngạch xuất khẩu (giá thanh toán) 1,900 nghìn USD.

- Kim ngạch xuất khẩu (tính đủ NPL) 3,600 nghìn USD. - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ 19%

- Các khoản phải nộp ngân sách 15,000 triệu đồng. - Tổng chi phí sản xuất kinh doanh là 269,500 tiệu đồng. - Kim ngạch nhập khẩu 11,050 nghìn USD.

- Về các mặt hàng chủ yếu của công ty như sau: + Vải mành 2750 tấn.

+ Vải địa kỹ thuật 10,500 nghìn m2. + Sản phẩm may dệt con thoi 1600 m2.

Mục tiêu đặt ra cho các dịch vụ hậu cần của công ty Về dịch vụ giao nhận:

- Hoàn thiện hơn nữa dịch vụ giao nhận của công ty

- Tăng cường các hoạt động giao nhận quốc tế như tăng cường các đơn hàng xuất nhập khẩu các sản phẩm của công ty.

- Nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác dịch vụ giao nhận nhằm thỏa mãn tôt hơn nhu cầu khách hàng.

- Tăng cường phát triển về cả chiều rộng và chiều sâu các dịch vụ giao nhận của doanh nghiệp.

- Tăng cường giao nhận theo các phương thức khác.

Về dịch vụ kho bãi:

- Sử dụng tối đa hệ thống kho bãi của doanh nghiệp.

- Bảo quản hàng hóa đúng số lượng, đảm bảo về chất lượng.

- Mở rộng và phát triển thêm các dịch vụ mới của dịch vụ kinh doanh kho bãi không dừng lại ở việc cho thuê mặt bằng, cho thuê kho chứa hàng. Doanh nghiệp có thế phát triển các dịch vụ bốc xếp, dịch vụ quản lý kho hàng.

- Nâng cấp, cải tiến hệ thống kho bãi theo hướng hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kho bãi cho doanh nghiệp cũng như cho khách hàng. - Không ngừng nâng cao doanh số họat động kinh doanh kho bãi, kinh

doanh có hiệu quả hơn hoạt động này.

Về hoạt động vận tải của doanh nghiệp:

Mặc dù hiện nay doanh nghiệp đi thuê các hãng vận tải nhưng nó vẫn là một hoạt động dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng:

- Giám sát chặt chẽ hơn các hoạt động vận tải của doanh nghiệp. - Tăng cường tìm kiếm các hãng vận tải uy tín, có giá cả hợp lý.

- Có chính sách tốt với các công ty vận tải làm ăn lâu năm với công ty. - Không ngừng giảm cước phí vận tải để hạ giá thành sản phẩm.

Năm 2008 là một năm mà bản thân nền kinh tế có nhiều bất ổn chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, lạm phát tăng cao, giá nhiên liệu, nguyên liệu cũng leo thang, có thể nói là một môi trường đầy khó khăn. Vì vậy mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra không hề dễ dàng chút nào, nhưng toàn thể ban lãnh đạo doanh nghiệp vẫn quyết tâm hoàn thành các mục tiêu trên.

Một phần của tài liệu Phát triển các dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Dệt vải Công nghiệp Hà Nội (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w