III) Ví dụ minh họa cho công tác lập dự án tại công ty: dự án dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư bản Hẹo – Phung, xã Chiềng Sinh, thị xã
Sơn La, tỉnh Sơn La
1.1) Sự cần thiết phải đầu tư phát triển khu dân cư bản Hẹo –Phun g xã Chiềng Sinh, thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La
• Đơn vị chủ quản: UBND tỉnh Sơn La
• Đại diện bởi: ban quản lí khu công nghiệp và đô thị mới
• Chủ đầu tư: công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 267
• Địa điểm: xã Chiềng Sinh, thị xã Sơn La
Đây là loại hình đầu tư phát triển nên tạo ra được tài sản mới cho nền kinh tế, làm phát triển tiềm lực sản xuất kinh doanh và các hoạt động xã hội khác, là loại hình được khuyến khích đầu tư. Dự án được thực hiện là điều kiện chủ yếu nâng cao đời sống của người dân bản Hẹo - Phung, thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La.
Do sản phẩm là công trình xây dựng nên có tính chất : phức tạp, vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, độ rủi ro cao, thời gian thực hiện dài (từ khi lập dự án đến khi dự án đi vào hoạt động mất 4 đến 5 năm), sản phẩm là các công trình xây dựng và giao thông có giá trị sử dụng lâu dài và vận hành ngay tại nơi sản xuất, diện tích dành cho xây dựng là lớn
Dự án đã được UBND tỉnh Sơn La thẩm định và cấp phép đầu tư
1.1) Sự cần thiết phải đầu tư phát triển khu dân cư bản Hẹo – Phung - xã Chiềng Sinh, thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La Chiềng Sinh, thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La
Loại máy Số lượng Đơn vị
Máy vi tính 15 Chiếc
Nối mạng LAN/INTERNET 15 Chiếc
Máy Fax 2 Chiếc
Máy Điện thoại 7 Chiếc
Máy Phôtô khổ A0, A3, A4 1 Máy
Máy In 2 Máy
Thị xã Sơn La là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật của tỉnh Sơn La. Được thành lập năm 1961, có tổng diện tích tự nhiên trên 33 ngàn ha với 6,7 vạn dân, phân bố ở 8 xã và 4 phường, mật độ bình quân 200 người/km, phân bố không đều trong khi nội thị (4 phường) 988 người/km, ngoại thị (8 xã) chỉ có 148 người/km. Thực tế đó đã và đang yêu cầu phải điều chỉnh, sắp xếp lại lao động và dân cư trên địa bàn thị xã.
Vùng nội thị thị xã Sơn La gồm 4 phường: Chiềng Lề, Quyết Thắng, Tô Hiệu, Quyết Tâm) có số dân chiếm gần 50% số dân toàn thị xã, song quỹ đất tự nhiên chỉ chiếm 3,3% (1100 ha). Vì vậy nhiều vấn đề bức bách đang rất nổi cộm như đất ở, đất phục vụ sinh hoạt công cộng, môi trường sinh thái……. rất khó giải quyết. Trong khi đó những yêu cầu của việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, những vấn đề đặt ra của nền kinh tế thị trường, của xu thế hội nhập, mở cửa, những đòi hỏi của thành phố loại III và công trình thủy điện Sơn La…..cũng đã và đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần giải quyết đồng bộ, khẩn trương và hiệu quả. Vì vậy mở rộng nội thị thị xã Sơn La về các hướng Chiềng Ngần, Chiềng Sinh, Chiềng Xôm, huyện Thuận Châu là một tất yếu khách quan, trên thực tế hướng Chiềng Ngần, Chiềng Sinh đang diễn ra quá trình đô thị hóa khá mạnh mẽ.
Căn cứ Nghị định 91/CP ngày 17/08/1994 của Chính phủ về việc ban hành điều lệ quản lí và quy hoạch đô thị.
Căn cứ Quyết định 399/1999 ngày 23/03/1999 của chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thị xã Sơn La giai đoạn từ 2000 đến 2010.
Căn cứ Quyết định 1925/QĐ-UB ngày 12/07/2002 của UBND tỉnh Sơn La về việc cho phép lập dự án đầu tư xây dựng khu dân cư bản Hẹo- Phung, xã Chiềng Sinh thị xã Sơn La.
Căn cứ Quyết định 735/QĐ-UB ngày 17/03/2003 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khu dân cư bản Hẹo- Phung, xã Chiềng Sinh, thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La.
Thực hiện chủ trương, lời kêu gọi của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Sơn La, công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 267 đã đăng kí làm chủ đầu tư của công trình