Giải pháp về nhân sự

Một phần của tài liệu Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Án Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình Giao Thông 267 – Thực Trạng Và Giải Pháp. (Trang 85 - 87)

II) Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty

3. Giải pháp về nhân sự

Vấn đề con người luôn là yếu tố then chốt trong bất kì một doanh nghiệp nào. Yếu tố con người đóng vai trò quyết định đến việc thành công hay không của doanh nghiệp. Bản dự án là sản phẩm của con người mà cụ thể là của đội ngũ lập dự án vì vậy muốn có được một bản dự

dự án tốt, năng lực và uy tín của cán bộ lập dự án là vấn đề quyết định trong cạnh tranh tư vấn lập dự án. Công ty cần một đội ngũ cán bộ lập dự án có trình độ chuyên môn sâu, có khả năng phân tích, đánh giá, nhận biết vấn đề, do đó trong công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực công ty nên áp dụng các chính sách sau:

Công ty chỉ tuyển dụng, phân công những người có năng lực đáp ứng các tiêu chuẩn để thực hiện công việc liên quan đến chất lượng sản phẩm

 . Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cán bộ không chỉ đơn thuần là chủ nhiệm dự án mà là toàn bộ đội ngũ nhân viên cán bộ của công ty. Chủ trì, chủ nhiệm công việc phải là người có cấp bậc ngành nghề phù hợp công việc, được đào tạo và có kinh nghiệm công tác cần thiết

 Đa dạng hóa hình thức đào tạo và phát tiển nguồn nhân lực: Công ty nên chú trọng đến việc bổ sung kiến thức chuyên ngành như mở các cuộc hội nghị chuyên đề hoặc hội thảo có mời chuyên gia đặc biệt là nước ngoài trình bày. Bên cạnh việc đào tạo trong doanh nghiệp như kèm cặp tại chỗ, mở các buổi hội thảo trao đổi kinh nghiệm trong nộ bộ đơn vị, công ty cũng nên sử dụng hình thức đào tạo bên ngoài như cử đi học, gửi cán bộ sang công tác tại đơn vị khác học hỏi kinh nghiệm…..và đào tạo nhờ máy vi tính, liên kết đào tạo.

 Các cán bộ lập dự án phải tự hoàn thiện, tự đúc rút kinh ngiệm đặc biệt là học hỏi cách làm việc hiệu quả của các chuyên gia nuớc ngoài qua các công trình liên doanh liên kết với nước ngoài cũng như từ các công việc có thuê chuyên gia nước ngoài.

 Khuyến khích, tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ như học cao học, đào tạo ngoại ngữ, tham quan học hỏi từ tư vấn nước ngoài....đồng thời tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi ý kiến, cùng nhau giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án, các buổi tọa đàm này ngoài các chủ nhiệm dự án cần mời thêm các chuyên viên thuộc các cơ quan quản lí như đơn vị thẩm định dự án, đơn vị thực hiện khai thác dự án, cán bộ của các cơ quan quản lí như Bộ Xây Dựng, Bộ Tài Chính....thông qua đó có thể có rất nhiều ý kiến sát thực là những bài học rất bổ ích trang bị cho các chủ nhiệm dự án

 Hiện tại đội ngũ chuyên viên phân tích tài chính của dự án hầu như là đuợc đào tạo từ các chuyên ngành kĩ thuật xây dựng của các trường kĩ thuật (Đại học Xây Dựng, Đại học Giao Thông...) phần nào họ nắm được các yếu tố kĩ thuật nhưng chuyên môn sâu về tài chính còn hạn chế. Thời gian tới để hoàn thiện hơn nữa mảng hoạt động này đòi hỏi công ty phải bổ sung các chuyên viên phân tích tài chính được đào tạo chuyên sâu về

phân tích tài chính như chuyên ngành tài chính, kinh tế đầu tư (Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Đại Học Tài Chính Kế Toán...)

 Cán bộ quản trị cần có tầm nhìn chiến lược, biết cách tổ chức sắp xếp cán bộ, sử dụng người tài, biết phân tích và phối hợp công việc, đưa ra những chính sách tốt về nhân lực từ tuyển dụng đến đào tạo cán bộ, đãi ngộ…và quan trọng là phải am hiểu về lĩnh vực đánh giá tính khả thi của dự án cũng như khả năng thẩm định dự án, có kinh nghiệm trong lĩnh vực lập dự án. Cần phải xây dựng các tiêu chuẩn cụ thể đối với các chủ nhiệm dự án như năng lực chuyên môn, nắm vững quy trình lập và phân tích dự án, có tính toán cụ thể đến việc phối hợp công việc trong tổ chức tránh chồng chéo công việc, có thể đưa ra một số tiêu chuẩn như: phải có trình độ đại học trở lên, có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm trong lĩnh vực tương tự, đã làm chủ nhiệm dự án hoặc trực tiếp tham gia làm tối thiểu 3 dự án, có hiểu biết và mối quan hệ tốt với các cơ quan quản lí, chủ đầu tư (với các dự án công ty chỉ tham gia xây dựng dự án mà không thạm gia thi công)

 Bộ phận văn thư của công ty phải thường xuyên cập nhật các văn bản, chính sách mới về đầu tư xây dựng, kiến thức kinh tế, pháp luật liên quan đến xây dựng và lập dự án, lĩnh vực chuyên môn kĩ thuật...có sự tổng hợp, phổ biến và phổ cập thông tin đến các thành viên trong ban dự án.

 Quan tâm đến việc kèm cặp bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng cán bộ trẻ, nguồn cán bộ trực tiếp của công ty trong thời gian tới. Cán bộ lập dự án cần xem xét mọi yếu tố ảnh hưởng đến dự án và và cố gắng lượng hóa chúng

 Cán bộ lập dự án cần phải dự đoán trước được các yếu tố rủi ro có thể xảy ra như mưa lũ hay việc giải phóng mặt bằng làm chậm tiến độ thi công, hay lãi suất ngân hàng có biến động….đồng thời lượng hóa chúng nhằm có biện pháp giảm rủi ro và hạn chế tác động của chúng

Một phần của tài liệu Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Án Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình Giao Thông 267 – Thực Trạng Và Giải Pháp. (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w