Đánh giá khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và các nguồn lực phát triển khu dân cư bản Hẹo Phung

Một phần của tài liệu Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Án Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình Giao Thông 267 – Thực Trạng Và Giải Pháp. (Trang 33 - 35)

III) Ví dụ minh họa cho công tác lập dự án tại công ty: dự án dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư bản Hẹo – Phung, xã Chiềng Sinh, thị xã

Sơn La, tỉnh Sơn La

1.4) Đánh giá khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và các nguồn lực phát triển khu dân cư bản Hẹo Phung

phát triển khu dân cư bản Hẹo- Phung

a. Vị trí của khu dân cư bản Hẹo- Phung trong quy hoạch tổng thể phát triển thị xã Sơn La:

Xã Chiềng Sinh hiện có 12 bản với diện tích tự nhiên 5,246 ha. Dân số 4,895 người theo tổng điều tra dân số năm 1998 gồm các dân tộc Thái, Kinh, Mông, trong đó dân tộc Thái chiếm 95%.

Chiềng Sinh là vùng đất rộng, người thưa, có tiềm năng thế mạnh về đất đai với nhiều phiêng, bãi rộng được đan xen bởi những dãy núi đá vôi và đồi đất, đó là những tiền đề quan trọng để phát triển đô thị miền núi, đô thị vườn, đô thị rừng góp phần quan trọng để giảm lao

động thuần nông, mở ra những thị trường mới cho sản xuất công nghiệp và các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp khác của thị xã và tỉnh Sơn La.

Chiềng Sinh là vùng có nhiều ao hồ, hang động đẹp, có truyền thống văn hóa vật chất và tinh thần lâu đời, tài nguyên sinh thái và nhân văn của Chiềng Sinh là một lợi thế của vùng để phát triển thành một đô thị mang đậm bản sắc dân tộc miền núi Sơn La.

Chiềng Sinh là một địa bàn quan trọng về an ninh quốc phòng của thị xã, tạo mối quan hệ kinh tế xã hội cùng với các xã ở huyện Mai Sơn và huyện Mường La.

b. Vị trí địa lí:

Xã Chiềng Sinh nằm ở phía đông nam của thị xã, cách trung tâm thị xã 8 km , nằm cận quốc lộ 6, phía bắc giáp Chiềng Ngần, phía đông giáp khu công nghiệp Chiềng Sinh, phía tây giáp núi và khu vực viện 6, phía nam giáp quốc lộ 6.

c. Điều kiện tự nhiên:

Xã Chiềng Sinh có độ cao trung bình 668 m, địa hình ít phức tạp, xung quanh được bao bọc bởi các núi đá vôi và đồi đất, xen kẽ là những phiêng bãi rộng và bằng phẳng.

Các phiêng bãi rộng có độ dốc trung bình 2-5% được trải dọc theo hướng tây bắc và đông nam xen kẽ vào đó là các ao hồ nhỏ đã tạo cho khu Chiềng Sinh có địa hình rất sơn thủy hữu tình, là điều kiện thuận lợi khai thác các thế mạnh của tự nhiên phục vụ ngành công nghiệp không khói trong tương lai.

Chiềng Sinh có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với sự tương phản khá rõ rệt. Mùa hè có gió mùa tây nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, thời tiết nóng ẩm mưa nhiều. Mùa đông trùng với gió mùa đông bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh khô và ít mưa. Các tháng 4 và 10 là các tháng giao thời hai mùa, tháng nóng nhất từ tháng 6 đến tháng 8, lạnh nhất từ tháng 11 đến tháng 12. Nhiệt độ trung bình là 200C, nhiệt độ cao nhất 330C, nhiệt độ thấp nhất 40C, độ ẩm tương đối trung bình là 85%. Độ ẩm tương đối thấp nhất là 53%, số giờ nắng vùng Chiềng Sinh biến động từ 1500 - 1900 giờ/ năm. Lượng mưa trung bình năm là 800 - 1200 mm. Lượng mưa tháng lớn nhất trung bình là 300 mm. Trên địa bàn Chiềng Sinh, những năm gần đây thường xuất hiện khí hậu cực đoan gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân. Về gió có gió Lào là gió nóng khô gây nguy cơ hạn hán và hỏa hoạn, mùa hè có thể có mưa đá nhưng không ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống vật chất của nhân dân, mùa đông thường có sương muối và băng giá.

Vùng Chiềng Sinh không có sông suối lộ thiên, chỉ có một số ao hồ, khe cạn nên ít có khả năng điều tiết lũ một cách tự nhiên, mặt nước ao hồ thấp hơn mặt đất canh tác nên khả năng giải quyết nước tưới không thuận lợi.

Khu dân cư mới Chiềng Sinh có địa chất bao gồm: đất peralit đỏ nâu phát triển trên đá vôi, đất thịt pha lẫn mùn, thuận lợi cho việc canh tác đất nông nghiệp.

Địa hình khu vực bản Hẹo - Phung dạng chia cắt đặc trưng miền núi, có hướng dốc từ Bắc xuống Nam. Trong khu vực còn có một số hồ ao trũng tương đối nhỏ, bên cạnh đó còn có gò lớn (bản Phung). Địa hình khu vực còn bị chia cắt bởi một con suối nhỏ, do đó hình thành một vùng trũng có dạng địa hình đồng bằng ven suối (sứ đồng Na Phung).

Một phần của tài liệu Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Án Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình Giao Thông 267 – Thực Trạng Và Giải Pháp. (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w