Biến động giá cả của một số mặt hàng nông sản chủ yếu

Một phần của tài liệu Ứng Dụng Các Công Cụ Phái Sinh Để Quản Trị Rủi Ro Giá Cả Hàng Hóa Cho Các Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Việt Nam (Trang 25)

2.12.1. Mặt hàng gạo xuất khẩu

Mặc dù gặp nhiều khó khăn về nguồn cung do ảnh hưởng của thiên tai và sâu bệnh, song năm 2007 vẫn được xem là năm thắng lợi trong xuất khẩu gạo của Việt Nam nhờ giá tăng và nhu cầu thị trường thế giới luôn ở mức cao.

Hiện nay, gạo nước ta đã xuất khẩu sang hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó nhiều thị trường “khó tính” như: EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ… gạo ViệtNam cũng đã “chinh phục” được.

Lượng gạo xuất năm 2007 ước đạt 4,5 triệu tấn, kim ngạch 1,46 tỷ USD, so với năm 2006 giảm 3% về lượng, nhưng tăng 14,4% về giá trị. Khoảng cách giá gạo xuất khẩu của Việt Nam với Thái Lan đã thu hẹp, có thời điểm đạt mức ngang giá

Năm 2007, xuất khẩu gạo 15% tấm đạt 1,512 triệu tấn với kim ngạch 501,5 triệu USD, tăng 15,04% về lượng và tăng 37,96% về trị giá so với năm 2006; tăng 21,84% về lượng và tăng 44,67% về trị giá so với năm 2005

+ Về thị trường:

Đứng đầu về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam năm 2007 là Philippine với 1,454 triệu tấn, trị giá 464,87 triệu USD,giảm 3,71% về lượng nhưng tăng 8,3% về trị giá so với năm 2006. Xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là gạo 25% tấm.

Xuất khẩu sang Indonesia năm 2007 tăng khá mạnh, đạt 1,11 triệu tấn gạo với trị giá 360,66 triệu USD, tăng tới 226,6% về lượng và tăng 244,75% về trị giá so với năm 2006; còn so với năm 2005 tăng 1029,39% về lượng và tăng 1220,74% về trị giá. Thị trường này chủ yếu nhập khẩu gạo 15% tấm và gạo nếp 10% tấm.

+Về giá cả gạo xuất khẩu

Theo số liệu thống kê của WTO trong 14 năm trở lại đây cho thấy, cơn sốt giá nông sản thế giới hiện nay đang bước vào thời điểm gay gắt giống như ở thời điểm năm 1996 của chu kỳ sốt nóng trước.

Giá gạo xuất khẩu bình quân năm 2007 đạt khoảng 300 USD/tấn, tăng 17,5% so với năm trước và dự đoán năm 2008 giá gạo sẽ tiếp tục tăng lên.

(Nguồn: www. agro. gov. vn)

Từ giữa tháng 2/2008, giá gạo của Việt Nam xuất khẩu đã lên mức 460 USD/tấn. Giá gạo Việt Nam hiện đã vượt qua giá gạo Thái Lan. So với cùng kỳ năm trước, nếu giá gạo Thái Lan tăng 71-73% thì giá gạo Việt Nam tăng 77-82%.

Giá gạo liên tục tăng làm gia tăng những quan ngại về bùng phát bất ổn xã hội trên toàn châu Á, nơi thóc gạo là lương thực chính của hơn 2,5 tỷ người. Gạo cũng là lương thực quan trọng ở châu Phi, nhất là ở các nước nhỏ đang phải gánh chịu sự bất ổn xã hội do giá lương thực leo thang.

2.1.2.2. Mặt hàng cà phê xuất khẩu

Trong mối tương quan với các nước sản xuất cà phê trên thế giới thì cà phê Việt Nam có bước phát triển vượt bậc. Từ vị trí rất thấp, hiện nay chúng ta đã vươn lên đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Brazil. Biểu đồ: Thị phần các nước sản xuất và xuất khầu cà phê chính năm 2006.

Trong đó:

1: Việt Nam, 2: Etopia, 3: Brazil, 4: Costa Rica, 5: Guatemala, 6: Mexico, 7: Ấn Độ, 8: Tanzania, 9: Kenya, 10: Colombia, 12: Cote d’Ivoire, 13: Uganada, 14: Indonesia, 11: Khác.

Năm 2007, cà phê Việt Nam lại có một năm bội thu cả về sản lượng và giá xuất khẩu luôn duy trì ở mức cao, khoảng 1. 430 USD/ tấn so với mức 1227 USD/tấn năm 2006 vàmức 1. 066 USD/tấn năm 2005. Vị thế ngày càng vững chắc của cây cà phê Việt Nam là một trong những cơ sở quan trọng để Hiệp Hội Cà phê Ca Cao (Vicofa) triển khai ý tưởng đưa cà phê Việt Nam lên sàn giao dịch cà phê quốc tế.

+ Về giá cả cà phê

Trong thời gian qua giá cà phê biến động chịu sự chi phối của qui luật cung – cầu. Niên vụ 2005-2006, cà phê mất mùa vì thời tiết khô hạn kéo dài. Sản lượng cung giảm thấp, khiến các DN kinh doanh cà phê thế giới phải huy động cả nguồn cà phê dự trữ. Vì vậy nguồn cà phê lưu kho cạn kiệt, giới chuyên doanh cà phê thế giới lại càng tăng cường mua vào dự trữ. Mặc dù niên vụ 2006 -2007, cà phê thế giới được mùa, sản lượng của Việt Nam đạt gần 1 triệu tấn, Brazil đạt 2 triệu tấn, nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu thu mua của giới chuyên doanh, nên giá cà phê liên tục tăng cao. Trong năm 2007, cả nước đã sản xuất được 1. 194 nghìn tấn cà phê các loại với trị giá 1,854 tỉ USD, tăng 21,73% về lượng và tăng 52,32% về trị giá so với năm 2006.

Lượng và giá cà phê xuất khẩu trung bình từ 2001 đến 2007

Nguồn: www. agro. gov. vn

Năm 2007 là năm đặc biệt thành công đối với ngành cà phê của nước ta với lượng cà phê xuất khẩu đạt 1.209 nghìn tấn và kim ngạch đạt 1,88 tỷ USD, tăng 23,32% về lượng và tăng 54,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2006 (mức kỷ lục về

lượng và trị giá). Trong năm 2007, giá cà phê xuất khẩu trung bình của nước ta đạt 1. 553 USD/tấn, tăng 25,12% so với năm 2006.

Vào khoảng cuối tháng 2/2008, giá cà phê robusta xuất khẩu loại II dao động trong khoảng 1.870-1. 940 USD/tấn, tăng trên 10% so với đầu năm 2008 và tăng gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Tại thị trường trong nước, giá cà phê cũng liên tục tăng, có khi đạt 42. 000 đ/kg, xấp xỉ mức kỷ lục năm 1995.

Ngày 17/3/2008, ngày đánh dấu lịch sử của giá vàng và giá dầu thô khi leo lên mức kỷ lục 1.033,90 USD/ounce và 111,30 USD/thùng do đồng USD giảm. Tuy nhiên cuối ngày, giá vàng cùng giá dầu thô và giá các nông sản khác trong đó có cà phê đồng loạt giảm do tin Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chắc chắn sẽ cắt giảm lãi suất đã khiến các nhà đầu cơ bán tháo mặt hàng cà phê và đẩy giá rơi xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 1/08.

Ngay sau đó, chuỗi ngày ảm đạm xuất hiện trên thị trường cà phê. Ngày 19/3, giá giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tháng trở lại sau quyết định cắt giảm lãi suất thêm 75 điểm phần trăm xuống còn 2,25% của FED (ngày 18/3) khiến đồng USD tăng giá trở lại đẩy các mặt hàng khác giảm xuống. Tiếp đó vào ngày 20/3, giá cà phê thế giới tiếp tục giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong vòng 10 tuần trở lại do hoạt động giao dịch thưa thớt trước kỳ nghỉ Lễ Phục trong khi đồng USD tăng giá trở lại.

Cũng theo đà của thị trường thế giới, giá cà phê tại Việt Nam - nước đang cạnh tranh với Braxin ở vị trí đầu bảng về xuất khẩu cà phê - đã tăng lên mức cao kỷ lục 42.000 đồng/kg trong tháng 3 do nguồn cung thắt chặt. Giá cà phê robusta xuất khẩu giao tại cảng Tp.HCM lúc cao nhất đạt 2.635 USD/tấn so với mức 2.757 USD/tấn cà phê cùng loại tại Luân Đôn. Tuy nhiên không lâu sau, khi giá cà phê thế giới đột ngột giảm thì giá trong nước cũng không tránh khỏi xu thế này và liên tục giảm trong thời gian qua nhưng với biên độ nhẹ.

+ Thị trường xuất khẩu

Năm 2007, cà phê của nước ta được xuất sang 143 thị trường trên thế giới, tăng 68% so với 86 thị trường năm 2006. Trong đó, Đức tiếp tục là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất, đạt 177 nghìn tấn, tăng 17,59% so với năm 2006. Bên cạnh đó, lượng cà phê xuất sang một số thị trường chủ lực như Italia, Thuỵ Sĩ, Bỉ và Indonesia

tăng rất mạnh, lần lượt tăng tới 70,14%; 88,38%; 32,27%; 104,81% và tăng 844,3% so với năm 2006 (Xem bảng phụ lục 02, 03).

Tính riêng trong tháng 12/07, lượng xuất khẩu cà phê sang thị trường Mỹ đạt cao nhất với 20 nghìn tấn, kim ngạch đạt 35 triệu USD, so với tháng 11/07 tăng 109% về lượng và 106% về kim ngạch.

Nhìn chung lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các thị trường đều tăng so với năm 2006, tuy nhiên cũng có một số thị trường giảm khá mạnh về lượng nhập. Cụ thể, Ấn Độ giảm 71% về lượng và 66% về kim ngạch so với năm 2006; CH Séc giảm lần lượt 61% và 49%; Đài loan là một trong những thị trường xuất khẩu cà phê chính của nước ta những cũng giảm khá mạnh về lượng nhập trong năm 2007, giảm 60% về lượng và 17% về kim ngạch

2.1.2.3. Mặt hàng điều xuất khẩu

Thống kê cả năm 2007, lượng điều xuất khẩu của nước ta đạt khoảng 153 ngàn tấn với kim ngạch 650 triệu USD, tăng 20,65% về lượng và tăng 29,03% về kim ngạch so với năm 2006; tăng 40,4% về lượng và tăng 29,61% về kim ngạch so với năm 2005. Theo Hiệp hội Điều Việt Nam, lượng điều xuất khẩu của Việt Nam hiện chiếm trên 50% lượng điều xuất khẩu của thế giới.

Nguồn: http://thongtinthuongmaivietnam. Vn

Trong năm 2007, cùng với sự phục hồi của giá điều trên thị trường thế giới, giá điều xuất khẩu trung bình của nước ta cũng tăng trở lại trong năm 2007, trung bình đạt 4. 248 USD/tấn, tăng 7% so với năm 2006 nhưng vẫn thấp hơn 7,7% so với năm 2005. Bên cạnh đó, giá điều xuất khẩu trung bình của nước ta từ tháng 7/2007 đến hết năm 2007 luôn đứng trên ngưỡng 4. 200 USD/tấn, tăng khá so với những tháng đầu năm 2007 và cùng kỳ năm 2006. Đây cũng là thời điểm lượng tập trung phần lớn lượng điều xuất khẩu của cả nước trong năm 2007. Với kết quả trên, năm 2007 được coi là năm thành công của ngành điều nước ta. (Xem phụ lục 04,05 ).

Sang năm 2008, giá điều trên thị trường thế giới sẽ tiếp tục vững do lượng dự trữ toàn cầu thấp, diện tích đất canh tác tại nhiều nước bị thu hẹp trong khi nhu cầu thế giới luôn đứng ở mức cao.

Trong tháng, giá xuất khẩu trung bình hạt điều đứng ở mức 4.398 USD/tấn, giảm 0,2% so với tháng trước. Còn so với cùng kỳ năm ngoái thì giá xuất khẩu trong tháng này lại tăng rất mạnh, cụ thể tăng 10%.

Giá điều xuất khẩu trung bình từ T01/06 đến T11/2007

Nguồn: http://thongtinthuongmaivietnam. vn

+Thị trường xuất khẩu:

Xuất khẩu sang Mỹ: Tính cả 11 tháng năm 2007, lượng xuất khẩu tăng 26%, kim ngạch tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái tương đương là 48,7 ngàn tấn, kim ngạch 206 triệu USD

Xuất khẩu sang Trung Quốc: Kết thúc 11 tháng năm 2007, lượng xuất khẩu

chỉ đạt 22 ngàn tấn, kim ngạch đạt 84 triệu USD, giảm 10% về lượng nhưng tăng 0,89% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu tới Canađa: Xuất khẩu 11 tháng năm 2007 lên đạt 4,5 ngàn tấn, kim ngạch 18 triệu USD, tăng 25% về lượng, 29% về kim ngạch so với 11 tháng năm ngoái. (Xem phụ lục 05).

2.1.3. Đánh giá tình hình hoạt biến động giá của các DN XKNS

Nhìn chung các DN xuất khẩu đang có nhiều lợi thế khi giá cả tăng như hiện nay. Họ có điều kiện cải thiện giá cả, thâm nhập thị trường, xây dựng thương hiệu…Tuy nhiên họ lại gặp phải không ít trở ngại khi thu mua nông sản vì bị nông dân phá hợp đồng hoặc họ giữ hàng đầu cơ...Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều gắn mác ngoại và thực tế chất lượng còn thua kém các nước khác nên sản lượng xuất khẩu được cải thiện không đáng kể. Họ vẫn chưa đủ sức cạnh tranh trong khi môi trường hội nhập đang lấn dần vào thị trường nội địa, vì vậy nguy cơ nhiều DN sẽ không trụ vững trên thương trường do sức ép cạnh tranh và do không đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng...

Các DN trong ngành đều thừa nhận rằng, tuy giá sản phẩm hiện có tăng, nhưng... không thể vui và an tâm được. Lý do tiêu tăng giá là vì sản lượng năm nay ở một số cường quốc về hồ tiêu như Ấn Độ, Brazin bị sụt giảm, khan hiếm do hạn hán, lũ lụt. Còn cao su tăng giá, thì đó chỉ là giá "ảo", tăng nóng trong thời điểm các nước có sản xuất mủ cao su đã hết hàng. Hơn nữa, sự biến động về giá chỉ xảy ra chủ yếu với thị trường Trung Quốc - nơi VN có lượng xuất khẩu theo đường mậu biên nhiều….

2.2. Những rủi ro mà các DN xuất khẩu đang phải đối mặt 2.2.1. Rủi ro tỷ giá 2.2.1. Rủi ro tỷ giá

Do mở cửa thị trường theo các cam kết của WTO, nên các biến động giá hàng hóa và tỉ giá VND/USD ngày càng trở nên khó lường. Nếu không lường hết các biến động này và xây dựng cho mình một chương trình quản trị rủi ro thích hợp, các DN (DN) nước ta sẽ gặp phải khó khăn thật sự trước những công ty nước ngoài vốn có

truyền thống phòng ngừa rủi ro - điều mà hầu như đã trở thành bản năng của bất kỳ DN nào trong môi trường cạnh tranh toàn cầu.

Biến động tỷ giá là một trong những nguồn gốc rủi ro chính khiến các DN trên thế giới luôn rơi vào thế bị động. Với việc có khả năng trong tương lai tỉ giá VND/USD ngày càng linh hoạt hơn, mà gần đây là việc Ngân hàng Nhà nước công bố chính thức mở rộng biên độ tỉ giá VND/USD lên 0,5%, thì bất ổn trong tỉ giá giờ đây đã trở thành một nguồn rủi ro mà các DN cần phải tính đến trong khi xây dựng kế hoạch kinh doanh.

Điều đáng lưu ý là sắp tới đây sẽ ngày càng có nhiều DN kinh doanh xuất nhập khẩu tiến tới sử dụng các ngoại tệ khác không phải là USD, mà tỉ giá trao đổi giữa VND và các ngoại tệ như đồng Euro, Bảng Anh, Yên Nhật lại hoàn toàn thả nổi theo giá thị trường (không theo biên độ như tỉ giá VND/USD). Thế cho nên, các bất ổn trong tỉ giá ngày càng khó lường.

Kinh tế Mỹ đang phải vật lộn với nguy cơ suy thoái, đồng USD sẽ tiếp tục giảm giá, trong khi xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ hiện lên tới 10,3 tỉ USD, chiếm tới 21,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nên tốc độ tăng xuất khẩu vào Mỹ nếu không bị giảm thì sẽ không tăng cao như trước. Mặt khác, hàng hóa của các nước nhất là Trung Quốc, các nước trong khu vực xuất khẩu vào Mỹ nếu gặp khó khăn sẽ tràn vào nước ta, cạnh tranh khốc liệt với hàng hóa sản xuất trong nước.

2.2.2. Rủi ro về lãi suất

Trong bối cảnh hiện nay khi mà lãi suất ở các ngân hàng đua nhau tăng vọt thì chi phí sản xuất cũng tăng lên từ đó tác động lên giá thành sản phẩm và kéo theo giá cả tăng lên. Nếu giá cả không tăng tương ứng hay giảm xuống thì rõ ràng rủi ro là điều không tránh khỏi. Cho đến lúc này, có thể xem như lãi suất của Việt Nam đã được tự do hóa hoàn toàn. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, vấn đề chạy đua lãi suất trong các năm qua giữa các ngân hàng thương mại nhiều lúc không tuân theo một qui luật nào cả. Điển hình là trong năm 2006, khi mà chỉ số CPI giảm, kéo theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố giảm, các ngân hàng thương mại vẫn điều chỉnh tăng lãi suất? Việc “chạy đua lãi suất” giữa các ngân hàng thương mại đã tạo ra không ít rủi ro cho DN.

2.2.3. Rủi ro pháp lý

Các DN Việt Nam vẫn còn hạn chế trong việc tiếp cận và áp dụng luật pháp quốc tế nên rất dễ bị các DN nhập khẩu ép giá và gây khó khăn trong hoạt động xuất khẩu.

Theo cam kết gia nhập WTO, mức thuế nông nghiệp bình quân của Việt Nam sẽ là 21% và lộ trình cắt giảm từ 3 - 7 năm (tùy từng nhóm hàng). Điều đáng chú ý là trong quá trình sản xuất, sản phẩm nông nghiệp Việt Nam phải có chứng chỉ an toàn để chứng minh mặt hàng này luôn đảm bảo an toàn vệ sinh, chẳng hạn như chứng chỉ xác định nguồn gốc giống (chứng chỉ xác nhận giống không thuộc loại cây biến đổi

Một phần của tài liệu Ứng Dụng Các Công Cụ Phái Sinh Để Quản Trị Rủi Ro Giá Cả Hàng Hóa Cho Các Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Việt Nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)