trước khi tham gia vào thị trường chính thức.
Cũng như thị trường chứng khoán, khi sự cấp thiết phải tiếp cận trong khi hiểu biết và trải nghiệm thực tế hầu như không có, việc tham gia một thị trường ảo sẽ giúp các DN tự tin hơn để có thể tham gia vào thị trường thực. Hơn nữa đó là cơ hội
để họ có thể nhận thức đúng hơn vai trò của công cụ quản trị rủi ro phổ biến này. Mặt khác khi tham gia thị trường họ sẽ phải tìm kiếm thông tin để có quyết định về giá cả một cách phù hợp với thị trường, khi đó bản lĩnh quản trị của họ vững chắc hơn, tầm nhìn xa hơn và là cơ sở rất hữu hiệu khi tham gia cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Sàn giao dịch ảo cũng là cơ hội trải nghiệm rất hữu ích cho những nhà sản xuất - cụ thể là các nhà nông khi họ không có điều kiện học tập lý luận cũng như không có khả năng học hỏi từ sàn giao dịch nước ngoài. Thông qua đó họ sẽ biết cách phòng ngừa cho hàng hoá của mình mà không bị các DN thu mua ép giá.
3.3. Mô hình để hình thành và phát triển thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
3.3.1. Mô hình thị trường phi chính thức
Hiện nay, thị trường phi chính chức về các công cụ chứng khoán phái sinh đã hình thành từ khá lâu như giao dịch kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi. Tuy nhiên, hợp đồng kỳ hạn hầu như không được giao dịch do nhà nước áp đặt mức phí kỳ hạn quá cao. Bên cạnh đó, nhà nước chỉ mới cho phép thực hiện các giao dịch quyền chọn và hoán đổi về tiền tệ còn trên các loại hàng hóa khác chưa được phép thực hiện.
Do đó chính phủ nên cho phép tự do giao dịch các chứng khoán phái sinh trên tất cả các loại hàng hóa có thể giao dịch, nhất là nông sản ở thị trường phi chính thức theo mô hình sau
(1): Người cần phòng ngừa rủi ro giá cả tìm nhà môi giới bày tỏ nguyện vọng muốn mua các công cụ chứng khoán phái sinh.
(2): Nhà môi giới tìm kiếm những người có nguyện vọng bán (có thể trong hoặc ngoài nước) các chứng khoán phái sinh mà người cần phòng ngừa rủi ro giá cả yêu cầu. (1’): Người có ngyuện vọng bán các chứng khoán phái sinh tìm đến nhà môi giới nhờ nhà môi giới tìm giùm người muốn mua các chứng khoán phái sinh đó.
(2’): Nhà môi giới tìm người có nguyện vọng mua các chứng khoán phái sinh đó. (3): Qua nhà môi giới, người mua và người bán gặp mặt và trực tiếp giao dịch với nhau.
Một trong những lý do đưa ra để giới thiệu thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh phi chính thức là do tính linh hoạt của nó. Bên cạnh đó thị trường này có thể điều chỉnh các lợi ích theo yêu cầu của phía bên kia và nó không bị ràng buộc bởi các quy định, quy tắc về tiêu chuẩn của hàng hóa. Các quy định, quy tắc này là sự lương thiện và đạo đức trong kinh doanh. Nói như thế không có nghĩa là không có sự can thiệp của chính phủ khi đưa các loại hàng hóa ra giao dịch trên thị trường này.
Tuy vậy để cho thị trường này hạn chế tối đa các rủi ro tín dụng có thể gặp, thì các chủ thể tham gia vào thị trường này phải là các hiệp hội ngành nghề, tập đoàn kinh tế lớn, các tổ chức tài chính có uy tín và chính phủ… các chủ thể này phải hiểu được khả năng tín dụng của đối tác nhằm loại trừ rủi ro tín dụng.
Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh phi tập trung không thể tồn tại nếu không có thị trường giao dịch có tổ chức, tức là các sở giao dịch. Hai thị trường này sẽ bù trừ, bổ sung những khuyến khuyết cho nhau và đó chính là tiền đề để phòng ngừa rủi ro giá một cách tốt nhất đối với hàng nông sản Việt Nam.
3.3.2. Mô hình sàn giao dịch chứng khoán phái sinh
Việc thiết lập sàn giao dịch các chứng khoán phái sinh song song với thị trường phi chính thức nhằm giải quyết các vấn đề mà thị trường phi chính thức không thể được như đưa ra các quy định về pháp lý ràng buộc các tham gia vào thị trường các quy định để tiêu chuẩn hóa các loại hàng hóa tham gia giao dịch… Bên cạnh đó
việc thiết lập sàn giao dịch có tổ chức sẽ giúp chúng ta liên kết với các sàn giao dịch hàng hóa khác trên thế giới như LIFFE của Anh, SICOM của Singapo, MB & F của Brazil…giúp ta tiếp xúc và giao dịch với nhà nhập khẩu, nhà đầu cơ trên thế giới được diễn ra một cách dễ dàng nhất. Với các đặc điểm về kinh tế chính trị của Việt Nam hiện nay, chúng tôi cho rằng sàn giao dịch chứng khoán phái sinh của nước ta nên được phát triển theo hướng sau đây:
3.3.2.1. Cơ chế quản lý sàn giao dịch
Trước hết chúng ta phải xây dựng cơ chế quản lý nhà nước hiệu quả, hệ thống văn bản pháp lý, các quyết định của chính phủ về việc thành lập sàn giao dịch các công cụ chứng khoán phái sinh. Sàn giao dịch có tư cách pháp nhân thuộc sở hữu của nhà nước kinh phí hoạt động trong giai đoạn đầu do nhà nước cấp sau thời gian hoạt động thử nghiệm sở giao dịch chuyển thành công ty cổ phần, nhà nước chỉ giữ vai trò quản lý ở tầm vĩ mô, sau đó tùy thuộc vào thời điểm thích hợp thì chúng ta cần có một văn bản cao hơn đó là xây dựng luật về chứng khoán để đảm bảo các yêu cầu cần thiết yếu của thị trường, tránh các can thiệp thô bạo của nhà nước.
Cơ quan quản lý cao nhất của sàn giao dịch giao là Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước. Đây là cơ quan hay mặt cho nhà nước theo dõi giám sát mọi hoạt động của sàn giao dịch. Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước có nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan khác có liên như Bộ Tài Chính, Bộ Thương Mại, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, hiệp hội… soạn thảo các văn bản pháp quy trình Chính Phủ duyệt và triển khai các văn bản pháp để hướng dẫn mọi hoạt động của sàn giao dịch. Việc triển khai giao dịch một loại hàng hóa mới trên giao dịch trên sàn phải được sự chấp thuận của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước.
3.3.2.2 Sàn giao dịch HIDEX
Hiện nay với các lợi thế về địa lý (nằm giữa 3 trung tâm sản xuất các hàng hóa nông sản có khả năng tham gia giao dịch lớn nhất Việt Nam là Tây Nguyên Đông Nam Bộ) cũng như các điều kiện về cơ sở hạ tầng (trung tâm kinh tế, tài chính lớn nhất Việt Nam), Thành Phố Hồ Chí Minh là địa điểm thích hợp nhất để đặt sàn giao dịch chứng khoán phái sinh đầu tiên ở Việt Nam.
Sàn giao dịch này giao dịch các chứng khoán phái sinh dựa trên tất cả các mặt hàng có thể giao dịch.
Tên sàn giao dịch: SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH TP. HCM.
Tên tiếng Anh: Ho Chi Minh City International Derivativers Exchange Tên viết tắc: HIDEX
3.3.2.3. Mô hình tổ chức sàn giao dịch HIDEX
Sơ đồ 3.2: sơ đồ tổ chức của sàn giao dịch Ban giám đốc điều hành
Phòng giám sát →Khu tồn trữ → Bộ phận giám định hợp đồng
Phòng nghiên Phòng thanh toán Phòng giao dịch Phòng đăng ký Cứu pháp chế bù trừ và lưu trữ Phiếu lệnh Phòng thông tin thị trường
Lý giải cụ thể ( xem phụ lục 07)
3.4. Những đề xuất về phương pháp quản trị rủi ro giá hàng hóa nông sản
Dưới chính sách tự do hóa thương mại ở nước ta, các hàng rào thương mại như thuế, hạn ngạch xuất nhập khẩu nông sản đang từng bước được cắt giảm. Hơn thế nữa, sau nhiều năm thực hiện sự độc quyền Nhà nước trong lĩnh vực ngoại thương, giờ đây các thành phần kinh tế phi quốc doanh được khuyến khích tham gia các hoạt động XKNS. Bên cạnh đó, tỷ giá hối đoái từng bước được xác định theo quy luật cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Kết quả là thị trường nông sản trong nước nói chung và thị trường cà phê nói riêng ngày càng chịu ảnh hưởng của thị trường khu vực và thị trường quốc tế.
Sau hơn mười năm thực hiện chính sách tự do hóa thương mại, sản xuất cà phê nước ta đã có những bước thay đổi quan trọng về mặt diện tích, sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu. Điều đó đã làm cho nước ta trở thành một trong những nước
xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, kim ngạch xuất khẩu cà phê thường xuyên chiếm vị trí quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nông sản trong những năm vừa qua. Tuy vậy, quá trình tự do hóa thương mại cũng đang đặt ra nhiều thách thức cho ngành sản xuất cà phê nước ta. Hai câu hỏi được rất nhiều người quan tâm là:
1. Tại sao thị trường cà phê ở nước ta trong những năm qua biến động rất lớn và giá cà phê có xu hướng giảm xuống?
2. Những giải pháp nào có thể thực hiện để ổn định thị trường cà phê nước ta? Những phân tích trên góp phần khẳng định sự cần thiết phải phòng ngừa rủi ro giá cả. Tuy nhiên phương pháp dự báo giá cả cũng là một cách để nhìn nhận xu hướng của thị trường từ đó có biện pháp quản trị phù hợp. Nếu có một dự báo tốt về giá cả nông sản cho một thời điểm nào đó trong tương lai sẽ giúp DN có cơ sở để quyết định giá giao sau trên sàn giao sau.
3.4.1. Phương pháp độ lệch chuẩn.
Để nhận diện rõ hơn mức độ rủi ro giá cả thì phương pháp độ lệch là một ví dụ. Đây là cách tính toán đơn giản, thông qua đó ta chứng minh được những nguy hại nếu không sử dụng các biện pháp quản trị rủi ro giá cả. Hoặc có thể tính toán mức độ thiệt hại nếu không quản trị rủi ro bằng việc xử lý số liệu chênh lệch giá cả giữa giá giao sau và giá giao ngay của từng thời kỳ rồi nhân với sản lượng xuất khẩu của từng thời kỳ. Sau đó lấy tổng mức thiệt hại chia bình quân cho số thời kỳ cho ra mức độ thiệt hại cho mỗi thời kỳ. Mỗi thời kỳ ở đây có thể lấy theo ngày, tuần hoặc tháng, hoặc năm tùy vào số liệu thu thập được càng cụ thể càng tốt, càng nhiều càng chính xác.
Tình hình dao động của giá cà phê được xác định thông qua việc xác định mức giá bình quân, mức giá cao nhất, mức giá thấp nhất, phương sai giá và độ lệch tiêu chuẩn. Trong đó phương sai giá là tổng bình phương các độ lệch giữa mức giá cà phê ở năm t với giá cà phê bình quân trong một thời kỳ nào đó, phương sai giá được xác định như sau:
σ2 = ∑ (pt - pµ )2 /n
Trong đó:
pt là giá cà phê ở năm t, để loại trừ ảnh hưởng của yếu tố lạm phát, trong nghiên cứu này sử dụng giá thực tế (real coffee prices).
pµ là giá bình quân cà phê trong thời kỳ nghiên cứu n là số năm trong thời kỳ nghiên cứu
Trong khi đó độ lệch tiêu chuẩn (σ) là căn bậc hai của phương sai giá. Phương sai giá cho phép đánh giá mức độ dao động của giá cà phê hàng năm so với giá cà phê bình quân, nếu phương sai giá càng lớn thì mức độ dao động giá cà phê càng lớn và rủi ro thị trường càng cao và ngược lại.
Số liệu giá cà phê các năm 2005,2006,2007 (tham khảo phụ lục 06)
Kết quả tính toán độ lệch chuẩn trong 3 năm 2005, 2006, 2007 theo phương pháp trên như sau:
Năm 2005 2006 2007 2008
ĐỘ LC 122.09 120.80 128.90 233.93
Năm 2008 tính cho 4 tháng (thu thập số liệu từ 15 tuần – xem phụ lục 6 )
Nhận xét: Trong năm 2007 độ lệch chuẩn cao hơn so với hai năm 2005 và 2006 là do năm 2007 giá cà phê trên thị trường biến động mạnh và thất thường. Riêng năm 2008 có nhiều biến động hơn, nổi bật là sự sụt giảm đột ngột vào ngày 5/3/2008 thể hiện độ lệch chuẩn cao hơn hẳn so với các năm trước.
3.4.2. Mô hình hồi quy.
Trên cơ sở thị trường diễn biến ổn định, chúng ta có thể sử dụng mô hình hồi quy để dự báo giá cả cho kỳ tới. Giá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố như CPI, GDP, lãi suất, sản lượng xuất khẩu... Do quá trình thu thập số liệu về các yếu tố này còn gặp nhiều khó khăn và số liệu không nhất quán nên chúng ta chỉ xem đây là biện pháp tham khảo chứ không chú trọng kết quả dự báo.
Các dữ liệu thu thập được cho từng năm được mô tả theo bảng dưới đây
2000 734 6.79 -0.6 692.05 2001 931 6.89 0.8 378.315 2002 722 7.08 4 449.2 2003 749 7.34 3 673.45 2004 976 7.79 4.5 641.02 2005 892 8.43 8.4 819.2 2006 981 8.17 6.6 1335.75 2007 1194 8.48 12.65 1338.54
Bằng mô hình hồi quy ta có được phương trình hồi quy giá cả phụ thuộc vào các biến sản lượng xuất khẩu, GDP, CPI từ năm 2000 đến năm 2007:
GIA = -1969.941+0.505486 SL + 4.679478 CPI+299.6839 GDP
Dự báo năm 2008 SL xuất khẩu cà phê sẽ giảm xuống khoảng 16-17%, tương đương 17.4 triệu bao, tức là SL xuất khẩu năm sau đạt khoảng 1.044 triệu tấn. Các
nhà phân tích cũng dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta vào năm 2008 khoảng 8.5 -8.8% và CPI đạt khoảng 13-15% .
Dựa vào phương trình hồi quy dự báo giá cả cà phê xuất khẩu năm 2008 là GIA = -1969.941+0.505486*1.044+4.679478*13+299.6839*8.5
= 1165.93785(USD/ tấn)
Ta nhận thấy một nghịch lý là trong khi xu hướng giá cả đang tăng lên và có rất nhiều các phân tích cho rằng giá cả sẽ có xu hướng tăng lên trong thời gian tới song mô hình lại cho ra kết quả ngược lại. Dễ dàng nhận thấy có những khuyết điểm mà mô hình chưa thể hiện hết các biến độc lập có ảnh hưởng đến giá cả như thời tiết, lượng cầu .... Hơn nữa mô hình nêu trên có quá ít dữ liệu nên độ chính xác chưa cao, chủ yếu hướng đến cách làm.
Lý do lớn nhất là diễn biến giá cả đang có những bất thường mà thực sự những mô hình ít biến, đơn giản khó có thể dự báo được chính xác. Hiện nay giá cả đang diễn ra không kiểm soát được và để dự báo cần mô hình hoàn chỉnh hơn chứ không thể dựa hoàn toàn vào số liệu quá khứ như trên. Tuy nhiên với những người vừa bước vào lĩnh vực quản trị rủi ro tài chính đây cũng là một phương pháp để tham khảo thêm .
3.4.3. Mô hình phân tích hồi quy ước lượng thiệt hại
Phân tích hồi quy cho rủi ro giá dựa trên cơ sở lý luận rằng, nhà XKNS sẽ có những hợp đồng xuất khẩu cà phê trong những tháng tới với giá đứng ở hiện tại Sb. Nhà XKNS không thực hiện quản trị rủi ro giá cả cho những đợt xuất khẩu này mà họ thực hiện trên giá giao sau trên Sàn Giao Dịch LIFFE bằng cách mua hợp đồng giao sau với giá F. Vào thời điểm giao hàng giá chỉ còn S.
Như Vậy các DNXKNS đã chịu rủi ro về giá
F S F Sb S Sb ) ( ) ( (giả sử Sb = F)
Hàm số được sử dụng trong phân tích có dạng Y = Ao + A1 * X
Trong đó:
Y: thiệt hại cho các DN xuất khẩu cà phê từ sự bất ổn giá cả. X: tỷ lệ phần trăm biến động giá.
Sử dụng mô hình hồi quy ta có kết quả sau:
Hàm hồi quy tìm được:
Y = 5.817511 + 0.897344* X
Như vậy từ số liệu phân tích ta thấy nếu các DNXKNS không thực hiện quản trị rủi ro giá cà phê thì thiệt hại vào khoảng 709 triệu USD trong thời gian 3 năm: 2005, 2006 và 2007. Với mức thiệt hại trung bình khoảng 15% trên giá trị của lô hàng.
Hàm hồi quy ước lượng thiệt hại do rủi ro giá: