Mặt hàng cà phê

Một phần của tài liệu Ứng Dụng Các Công Cụ Phái Sinh Để Quản Trị Rủi Ro Giá Cả Hàng Hóa Cho Các Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Việt Nam (Trang 37)

Sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2007 - 2008 ước đạt 116 triệu bao (60 kg/bao), giảm trên 7% so với năm trước, trong khi tổng mức tiêu thụ cà phê thế giới năm nay sẽ ở mức khoảng 125 triệu bao, mức thiếu hụt dự kiến trên 9 triệu bao.

Riêng sản lượng cà phê của Việt Nam ước đạt 17.4 triệu bao tương đương 1044 triệu tấn tức giảm khoảng 16-17% so với năm 2007.

Ngày 12/3, Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) đã nâng dự báo về sản lượng cà phê thế giới vụ 2007/08 thêm 2 triệu bao so với trước đó, lên 118 triệu bao loại 60 kg, nhờ triển vọng từ vụ mùa bội thu ở Việt Nam - nước sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, dự báo mới nhất của ICO vẫn thấp hơn so với con số 125 triệu bao đạt được trong vụ 2006/07.

Tại Việt Nam, nước sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới, trong 6 tháng đầu vụ 2007/08 (tháng 10 – tháng 3), đã xuất khẩu 622.000 tấn cà phê hay 10,37 triệu bao loại 60kg, giảm 18,2% so với cùng kỳ vụ trước, riêng tháng 3 chỉ xuất khẩu đựơc 150.000 tấn, giảm 13,8%.

Về nhu cầu, ICO dự đoán tiêu thụ cà phê thế giới trong năm 2008 ước đạt 123 triệu bao, cao hơn so với 120 triệu bao của năm 2007. Trong khi đó Hiệp hội Cà phê Quốc gia Mỹ cho biết, tiêu thụ cà phê của nước này thời gian gần đây giảm mạnh do sự sụt giảm của nền kinh tế.

2.3.3. Hạt điều nhân

Trong năm 2008, nhu cầu tiêu thụ điều thế giới sẽ tiếp tục tăng (trung bình 4%/năm). Dự báo ngành điều Việt Nam sẽ xuất khẩu 160.000 tấn đạt kim ngạch khoảng 680 triệu USD do giá thế giới thuận lợi và trong điều kiện sản lượng điều Việt Nam tiếp tục tăng. Mỹ và Trung Quốc và châu Âu sẽ vẫn là những thị trường XK chủ lực. theo đánh giá, giá điều xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2008 sẽ tiếp tục tăng, có khả năng đạt mức trung bình 4. 400 - 4. 500 USD/tấn.

Dự báo, nhờ giá điều xuất khẩu đang ổn định ở mức khá cao nên khác với những năm trước, lượng điều xuất khẩu của nước ta có thể sẽ tiếp tục được duy trì ở mức cao trong 2 tháng đầu năm 2008. Ngoài ra, sang năm 2008, giá điều trên thị trường thế giới sẽ tiếp tục vững do lượng dự trữ toàn cầu thấp, diện tích đất canh tác tại nhiều nước bị thu hẹp trong khi nhu cầu luôn đứng ở mức cao.

2.4. Những cơ hội và thách thức của các DN xuất khẩu nông sản xét trên góc độ quản trị rủi ro giá cả hàng hóa khi gia nhập WTO quản trị rủi ro giá cả hàng hóa khi gia nhập WTO

2.4.1 Cơ hội:

Do giá cả các mặt hàng thế giới luôn biến động mà Việt Nam là nước XKNS lớn, vì vậy, sẽ gặp rất nhiều rủi ro nhất là rủi ro biến động giá. Đây chính là cơ hội để các DN tận dụng để san sẻ rủi ro và đầy rủi ro ra thị trường thế giới. Bằng cách học tập kinh nghiệm, tham gia vào thị trường thế giới, thực hiện các công cụ phòng ngừa rủi ro biến động giá mà các nước trên thế giới đã từng làm sẽ giúp cho các DN giảm thiểu rủi ro và có thể quản trị tốt khi có những biến động bất thường xảy ra.

Triển vọng tiếp cận thị trường xuất khẩu của các DN XKNS cũng tốt hơn do vị thế mới của Việt Nam trong WTO và Việt Nam sẽ được tham gia vòng đàm phán Doha để bảo vệ quyền lợi về nông nghiệp trong đó có các sản phẩm nông sản. Thị trường nội địa của Việt Nam cũng sẽ phát triển, hệ thống phân phối mở rộng, thuận lợi hơn cho tiêu thụ nông sản. Điều này không chỉ có lợi cho các DNXKNS nói riêng mà còn cho cả những DN hoạt động có liên quan đế nông nghiệp nói chung.

Am hiểu hơn môi trường kinh doanh quốc tế và có cơ hội để trang bị kiến thức tài chính, từ đó có thể áp dụng và xây dựng cho mình một chương trình quản trị rủi ro.

Cơ hội lớn nhất chính là sự quan tâm, môi trường pháp lý và chính sách đối với nông nghiệp nói chung và nông sản nói riêng minh bạch và ổn định hơn, do vừa xuất phát từ nhu cầu phát triển của Việt Nam, vừa phù hợp với các cam kết của WTO. Điều này đồng nghĩa với việc Nhà nước sẽ điều chỉnh chiến lược, quy hoạch phát triển nông sản xuất khẩu theo hướng thị trường bền vững hơn. Đây là điều quan trọng, là bước đệm thúc đẩy và tạo điều kiện cho các DN phát triển. Bởi vì nhiều chiến lược, chủ trương trong lĩnh vực XKNS cho đến nay vẫn chưa thực sự theo hướng thị trường hoặc tôn trọng các quy luật của thị trường. Trong thời gian tới, khi thị trường phát triển thì DN cũng có cơ hội phát triển.

2.4.2. Thách thức

Rủi ro do biến động về giá hàng hóa nông sản không chỉ có các DN sản xuất, XKNS Việt Nam chịu ảnh hưởng mà còn có ở các nước khác. Tuy nhiên, trên thực tế các DN Việt Nam vẫn chưa biết cách phòng ngừa và quản trị rủi ro cho mình. Hiện tại, Nhà nước đã xây dựng, cho triển khai và áp dụng một số công cụ phòng ngừa rủi ro nhưng những công cụ này quá mới mẻ và xa lạ đến với các DN. Một phần là do các DN còn thờ ơ, ngại không biết cách tự phòng ngừa và quản trị rủi ro, phần khác là do thị trường các sản phẩm phái sinh để quản trị rủi ro giá cả còn chưa phát triển và chưa được ứng dụng, sử dụng rộng rãi ở Việt Nam, một phần là do năng lực tài chính và kiến thức không được trang bị. Chính điều này là một thách thức lớn khi chúng ta giao thương trên thương trường quốc tế đặc biệt là phải cạnh tranh với các nước đã có

kinh nghiệm về phòng ngừa rủi ro và đã phát triển thành công thị trường các công cụ phòng ngừa rủi ro giá cả hàng hóa.

Khi gia nhập WTO, theo quy tắc, chính phủ không được hoặc hạn chế tối đa những can thiệp trực tiếp vào quá trình buôn bán nông sản, rủi ro của các nhà XKNS và nông dân không thể đẩy vào tay chính phủ và càng không thể chuyển từ tay người này sang tay người khác khi mà rủi ro vẫn còn quanh quẩn trong phạm vi đất nước. Vì vậy, các nhà XKNS cần phải học hỏi và xây dựng cho mình một chương trình quản trị rủi ro đồng bộ như các nước tiên tiến đã áp dụng.

Thực hiện các cam kết WTO cũng có nghĩa là Nhà nước giảm bớt trợ cấp cho nông nghiệp và mở cửa thị trường cho hàng hóa nông sản. Đây cũng là một triển vọng cho XKNS. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với thách thức lớn khi các biến động về giá, tác động chính sách, rào cản kĩ thuật, khiếu kiện thương mại trên thị trường quốc tế sẽ tác động trực tiếp đến người sản xuất, kinh doanh nước ta trên quy mô rộng lớn, tốc độ nhanh.

Hạn chế lớn nhất trong việc hình thành một sàn giao dịch nông sản giao sau tại Việt Nam là do đặc trưng của sản xuất nông sản Việt Nam là tính thời vụ, dựa nhiều vào thiên nhiên, diện tích cây trồng nhỏ lẻ, manh mún nên chất lượng khó có thể tiêu chuẩn hóa để tham gia sàn giao dịch theo đúng quy định.

Sàn giao dịch nông sản giao sau còn thiếu những văn bản hướng dẫn cụ thể để thực hiện và thiếu cả sự quan tâm đúng mức của các bộ, ngành, địa phương.

Đa số các DN chưa có thói quen chủ động trong việc tìm kiếm thông tin, trau dồi kiến thức về các chính sách pháp luật liên quan đến công việc kinh doanh (thậm chí ngay cả những quy định trong nước).

2.5. Thực trạng tiến hành quản trị rủi ro giá cả hàng hóa tại các DN XKNS 2.5.1.Đánh giá chung về thực trạng quản trị rủi ro giá cá hàng hóa nông sản 2.5.1.Đánh giá chung về thực trạng quản trị rủi ro giá cá hàng hóa nông sản

Qua phân tích thực trạng về tình hình xuất khẩu ở trên chúng ta thấy Việt Nam hiện là nước XKNS lớn và tiềm năng cao, mặt hàng xuất khẩu phong phú, một số sản phẩm thuộc nhóm những nước đứng đầu thế giới như gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt điều . . . Lượng xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua tăng khá, nhưng giá cả rất thất thường, biến động nhanh, nói chung luôn ở trong tình trạng bị động (bị động về thị

trường, nguồn hàng, giá, và thời gian…). điều này có thể gây ra các tổn thất không nhỏ cho các DNXKNS khi tham gia xuất khẩu. Sự biến động bất thường của giá các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới trong những năm qua đã đặt ra cho các DNXK Việt Nam nói chung và các DN kinh doanh cà phê nói riêng, một yêu cầu cần thiết có những công cụ bảo hiểm trong kinh doanh, bảo đảm cho sự phát triển bền vững lâu dài. Vậy, các DN trên đã làm gì để quản trị rủi ro biến động giá cả hàng hóa nông sản trong thời gian qua? Họ đã sử dụng những công cụ phòng ngừa nào để giảm thiểu rủi ro cho mình?.

Trên thực tế, có rất nhiều loại hình bảo hiểm nhất là bảo hiểm cho rủi ro biến động giá mà ở các nước phát triển đã sử dụng như hợp đồng giao sau, kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi…Thế nhưng, đối với các DN Việt Nam thì việc quản trị rủi ro biến động giá dường như quá mới mẻ. Trong khi đó, năng lực tài chính phần lớn của các DN đơn vị có hạn, các DN cũng chưa nắm bắt được chắc các nguyên lý bảo hiểm biến động giá, kỹ năng nghiệp vụ trong giao dịch còn hạn chế. Có rất ít DN thực hiện các công cụ phòng ngừa rủi ro mặc dù họ biết mình gặp phải những rủi ro gì, trên lý thuyết thì cách phòng ngừa như thế nào và đại đa số DNXKNS hiện nay không biết cách phòng ngừa rủi ro do biến động của các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả.

Riêng đối với mặt hàng cà phê, do đây là một mặt hàng nông sản có thế mạnh của nước ta và xuất khẩu cà phê gắn liền với những yếu tố mang tính nhạy cảm nên hiện nay Nhà nước, DN xuất khẩu và nông dân đã và đang thúc đẩy các biện pháp nhằm quản trị rủi ro giá cà phê tăng giảm thất thường.

2.5.2. Xây dựng và phát triển thị trường giao sau cafe 2.5.2.1. Sự phối hợp của các ngân hàng 2.5.2.1. Sự phối hợp của các ngân hàng

Đầu tháng 4/2004 Techcombank là đơn vị đầu tiên trong cả nước được phép thí điểm dịch vụ giao dịch hợp đồng tương lai cho mặt hàng cà phê và tiến đến mở rộng sang một số mặt hàng khác như đậu tương, cao su. . . Hợp đồng tương lai là phương thức giao dịch theo thông lệ quốc tế rất phổ biến ở nhiều nước. Techcombank

hiện có hệ thống điện tử nối mạng trực tiếp với các sàn giao dịch lớn trên thế giới như LIFFE, TOCOM, NYMEX. với mục đích hỗ trợ khách hàng trong việc quản trị rủi ro, hạn chế tối đa mức thua lỗ có thể có, bảo đảm được lợi nhuận cũng như tiếp cận với các phương thức kinh doanh hiện đại của các thị trường lớn trên thế giới. Việc các DN VN bắt đầu tham gia giao dịch trên thị trường kỳ hạn sẽ rất quan trọng để bảo vệ, phòng chống rủi ro khi giá cà phê biến động mạnh.

Tính đến cuối 2006, đã có hơn 30 DN xuất khẩu cà phê trong tổng số hơn 40 DN lớn của Việt Nam đã tham gia giao dịch cà phê trên thị trường giao dịch hợp đồng tương lai thông qua Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam. Trong đầu năm 2006, nhiều DN, cá nhân ở Đắc Lắc, thành phố Hồ Chí Minh đã tham gia giao dịch “khống” – (giao dịch hàng giấy) trên thị trường LIFFE, nâng số lượng chủ thể tham gia giao dịch lên. Tuy nhiên, họ đã chịu rất nhiều tổn thất do không nắm được cách thức tham gia, không đủ trình độ và thông tin để nắm bắt sự biến động đến chóng mặt của thị trường

Sau Techcombank, ngày 26/5/2006, Ngân hàng Nhà nước cho phép Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) được thực hiện nghiệp vụ dịch vụ hợp đồng tương lai trên thị trường hàng hóa . Kế sau Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) là Công ty CP Môi giới thương mại châu Á (ATB) của Vietcombank. Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó tổng giám đốc BIDV, sự biến động bất thường của giá các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới trong những năm qua đã đặt ra cho các DN Việt Nam nói chung và các DN kinh doanh cà phê ở Tây Nguyên nói riêng, một yêu cầu cần thiết có những công cụ bảo hiểm trong kinh doanh, bảo đảm cho sự phát triển bền vững lâu dài.

Từ thực tế này, BIDV đã quyết định bắt tay với một đối tác là Công ty Natexis Commodity Markets (trụ sở tại Singapore) để cung cấp dịch vụ này tới các DN kinh doanh mặt hàng cà phê của Việt Nam, trước mắt là các DN tập trung tại tỉnh Đắc Lắc- nơi được xem là thủ phủ cà phê của cả nước

Từ tháng 7-2006, BIDV đã bắt đầu thí điểm triển khai dịch vụ tới khách hàng. Sau hai tháng thí điểm, ngân hàng đã đặt lệnh thành công trên 23.000 lot cà phê (tương đương hơn 115.000 tấn cà phê) cho các khách hàng là DN xuất khẩu cà phê, giúp các DN thực hiện hiệu quả chiến lược bảo hiểm rủi ro biến động của giá cà phê

phù hợp với mức chấp nhận rủi ro của mỗi DN, mở ra nhiều cơ hội và triển vọng trong tương lai, từ đó giúp giảm thiểu được rủi ro biến động giá.

Khi VN gia nhập WTO, phương thức mua bán hàng hóa trên thị trường kỳ hạn sẽ là công cụ phòng ngừa rủi ro trên thị trường tài chính để bảo vệ các DN khi tham gia cạnh tranh trong một thị trường liên tục biến động về giá cả.

2.5.2.2. Hình thành sàn giao dịch giao sau cà phê

Trong khi ở một số nước sản xuất cà phê lớn, như Brazil, sàn giao dịch cà phê được đại đa số nông dân trồng cà phê khai thác như phương thức bảo hiểm giá bán, thì ở Việt Nam hoạt động mua bán cà phê qua sàn giao dịch còn quá xa lạ với người trồng cà phê. Vị thế ngày càng vững chắc của cây cà phê Việt Nam là một trong những cơ sở quan trọng để Hiệp hội Cà phê Ca cao (Vicofa) triển khai ý tưởng đưa cà phê Việt Nam lên sàn giao dịch quốc tế.

Việc tổ chức thị trường giao sau ở Đắc Lắc thực tế đã có mầm mống từ năm 1995. Đắc Lắc là tỉnh đi đầu cả nước về việc tổ chức thị trường giao sau về cà phê. Các công ty xuất khẩu cà phê và trung tâm thị trường của tỉnh đã tổ chức mua thông tin về giá cà phê trên các thị trường thế giới của hãng Reuters. Các thông tin này được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, để làm cơ sở cho việc định giá mua bán cà phê tại thành phố Buôn Ma Thuột. Việc làm này đã giúp cho người nông dân và tiểu thương trong tỉnh phần nào tránh được tình trạng ép giá

Ngay từ tháng 11/2004, Vicofa đã tiến hành xây dựng Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột BCEC (Buon Ma Thuot Coffee Exchange Center), với kỳ vọng đây sẽ là nơi đấu giá tập trung, công khai của các DN, tổ chức, cá nhân kinh doanh cà phê. Hình thức mua bán cà phê qua sàn giao dịch theo các loại hợp đồng lựa chọn, kỳ hạn, tương lai, chốt giá sau. . . bước đầu đã giúp các DN kinh doanh, xuất khẩu cà phê Việt Nam có những công cụ bảo hiểm rủi ro về giá hữu hiệu tránh khỏi tình trạng cà phê được mùa lại rớt giá. Vì vậy, đề án phát triển sàn giao dịch cà phê chính là một trong những bước nhằm nâng cao giá trị cà phê Việt Nam không chỉ về chất lượng mà

Một phần của tài liệu Ứng Dụng Các Công Cụ Phái Sinh Để Quản Trị Rủi Ro Giá Cả Hàng Hóa Cho Các Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Việt Nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)