Mặt hàng cà phê xuất khẩu

Một phần của tài liệu Ứng Dụng Các Công Cụ Phái Sinh Để Quản Trị Rủi Ro Giá Cả Hàng Hóa Cho Các Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Việt Nam (Trang 27 - 31)

Trong mối tương quan với các nước sản xuất cà phê trên thế giới thì cà phê Việt Nam có bước phát triển vượt bậc. Từ vị trí rất thấp, hiện nay chúng ta đã vươn lên đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Brazil. Biểu đồ: Thị phần các nước sản xuất và xuất khầu cà phê chính năm 2006.

Trong đó:

1: Việt Nam, 2: Etopia, 3: Brazil, 4: Costa Rica, 5: Guatemala, 6: Mexico, 7: Ấn Độ, 8: Tanzania, 9: Kenya, 10: Colombia, 12: Cote d’Ivoire, 13: Uganada, 14: Indonesia, 11: Khác.

Năm 2007, cà phê Việt Nam lại có một năm bội thu cả về sản lượng và giá xuất khẩu luôn duy trì ở mức cao, khoảng 1. 430 USD/ tấn so với mức 1227 USD/tấn năm 2006 vàmức 1. 066 USD/tấn năm 2005. Vị thế ngày càng vững chắc của cây cà phê Việt Nam là một trong những cơ sở quan trọng để Hiệp Hội Cà phê Ca Cao (Vicofa) triển khai ý tưởng đưa cà phê Việt Nam lên sàn giao dịch cà phê quốc tế.

+ Về giá cả cà phê

Trong thời gian qua giá cà phê biến động chịu sự chi phối của qui luật cung – cầu. Niên vụ 2005-2006, cà phê mất mùa vì thời tiết khô hạn kéo dài. Sản lượng cung giảm thấp, khiến các DN kinh doanh cà phê thế giới phải huy động cả nguồn cà phê dự trữ. Vì vậy nguồn cà phê lưu kho cạn kiệt, giới chuyên doanh cà phê thế giới lại càng tăng cường mua vào dự trữ. Mặc dù niên vụ 2006 -2007, cà phê thế giới được mùa, sản lượng của Việt Nam đạt gần 1 triệu tấn, Brazil đạt 2 triệu tấn, nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu thu mua của giới chuyên doanh, nên giá cà phê liên tục tăng cao. Trong năm 2007, cả nước đã sản xuất được 1. 194 nghìn tấn cà phê các loại với trị giá 1,854 tỉ USD, tăng 21,73% về lượng và tăng 52,32% về trị giá so với năm 2006.

Lượng và giá cà phê xuất khẩu trung bình từ 2001 đến 2007

Nguồn: www. agro. gov. vn

Năm 2007 là năm đặc biệt thành công đối với ngành cà phê của nước ta với lượng cà phê xuất khẩu đạt 1.209 nghìn tấn và kim ngạch đạt 1,88 tỷ USD, tăng 23,32% về lượng và tăng 54,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2006 (mức kỷ lục về

lượng và trị giá). Trong năm 2007, giá cà phê xuất khẩu trung bình của nước ta đạt 1. 553 USD/tấn, tăng 25,12% so với năm 2006.

Vào khoảng cuối tháng 2/2008, giá cà phê robusta xuất khẩu loại II dao động trong khoảng 1.870-1. 940 USD/tấn, tăng trên 10% so với đầu năm 2008 và tăng gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Tại thị trường trong nước, giá cà phê cũng liên tục tăng, có khi đạt 42. 000 đ/kg, xấp xỉ mức kỷ lục năm 1995.

Ngày 17/3/2008, ngày đánh dấu lịch sử của giá vàng và giá dầu thô khi leo lên mức kỷ lục 1.033,90 USD/ounce và 111,30 USD/thùng do đồng USD giảm. Tuy nhiên cuối ngày, giá vàng cùng giá dầu thô và giá các nông sản khác trong đó có cà phê đồng loạt giảm do tin Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chắc chắn sẽ cắt giảm lãi suất đã khiến các nhà đầu cơ bán tháo mặt hàng cà phê và đẩy giá rơi xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 1/08.

Ngay sau đó, chuỗi ngày ảm đạm xuất hiện trên thị trường cà phê. Ngày 19/3, giá giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tháng trở lại sau quyết định cắt giảm lãi suất thêm 75 điểm phần trăm xuống còn 2,25% của FED (ngày 18/3) khiến đồng USD tăng giá trở lại đẩy các mặt hàng khác giảm xuống. Tiếp đó vào ngày 20/3, giá cà phê thế giới tiếp tục giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong vòng 10 tuần trở lại do hoạt động giao dịch thưa thớt trước kỳ nghỉ Lễ Phục trong khi đồng USD tăng giá trở lại.

Cũng theo đà của thị trường thế giới, giá cà phê tại Việt Nam - nước đang cạnh tranh với Braxin ở vị trí đầu bảng về xuất khẩu cà phê - đã tăng lên mức cao kỷ lục 42.000 đồng/kg trong tháng 3 do nguồn cung thắt chặt. Giá cà phê robusta xuất khẩu giao tại cảng Tp.HCM lúc cao nhất đạt 2.635 USD/tấn so với mức 2.757 USD/tấn cà phê cùng loại tại Luân Đôn. Tuy nhiên không lâu sau, khi giá cà phê thế giới đột ngột giảm thì giá trong nước cũng không tránh khỏi xu thế này và liên tục giảm trong thời gian qua nhưng với biên độ nhẹ.

+ Thị trường xuất khẩu

Năm 2007, cà phê của nước ta được xuất sang 143 thị trường trên thế giới, tăng 68% so với 86 thị trường năm 2006. Trong đó, Đức tiếp tục là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất, đạt 177 nghìn tấn, tăng 17,59% so với năm 2006. Bên cạnh đó, lượng cà phê xuất sang một số thị trường chủ lực như Italia, Thuỵ Sĩ, Bỉ và Indonesia

tăng rất mạnh, lần lượt tăng tới 70,14%; 88,38%; 32,27%; 104,81% và tăng 844,3% so với năm 2006 (Xem bảng phụ lục 02, 03).

Tính riêng trong tháng 12/07, lượng xuất khẩu cà phê sang thị trường Mỹ đạt cao nhất với 20 nghìn tấn, kim ngạch đạt 35 triệu USD, so với tháng 11/07 tăng 109% về lượng và 106% về kim ngạch.

Nhìn chung lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các thị trường đều tăng so với năm 2006, tuy nhiên cũng có một số thị trường giảm khá mạnh về lượng nhập. Cụ thể, Ấn Độ giảm 71% về lượng và 66% về kim ngạch so với năm 2006; CH Séc giảm lần lượt 61% và 49%; Đài loan là một trong những thị trường xuất khẩu cà phê chính của nước ta những cũng giảm khá mạnh về lượng nhập trong năm 2007, giảm 60% về lượng và 17% về kim ngạch

Một phần của tài liệu Ứng Dụng Các Công Cụ Phái Sinh Để Quản Trị Rủi Ro Giá Cả Hàng Hóa Cho Các Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Việt Nam (Trang 27 - 31)