Những biện pháp tác động đến chi phí đầu vào

Một phần của tài liệu Ứng Dụng Các Công Cụ Phái Sinh Để Quản Trị Rủi Ro Giá Cả Hàng Hóa Cho Các Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Việt Nam (Trang 50 - 51)

Hội nhập với nền nông nghiệp thế giới thực chất là sự cạnh tranh về chi phí sản xuất nhằm giữ thị phần trong nước và tăng thị phần trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, chi phí trong sản xuất nông nghiệp của nước ta lại cao, do vậy cần phải có giải

pháp để giảm chi phí sản xuất nông nghiệp. Các DNXK muốn cắt giảm chi phí thu mua thì thường ký hợp đồng với nông dân bán lúa non nhưng lại bị phá hợp đồng nếu giá cả tăng lên nên việc cắt giảm chi phí khó thực hiện được. Không còn cách nào khác họ phải thu mua theo giá cao để đảm bảo nguồn cung. Còn trong trường hợp giá giảm họ không dễ gì bỏ ngang hợp đồng như nông dân vì dễ bị kiện tụng và cuối cùng vẫn là người bị thiệt hại khi mà ý thức thị trường chưa hình thành trong tâm thức và trong hoạt động thương mại của người dân.

Nhà nước cũng có vai trò trong việc hạn chế các yếu tố dẫn đến bất ổn giá cả hàng hóa như thời tiết, chi phí sản xuất, khoa học kỹ thuật sản xuất...bằng việc dự báo tốt hơn, đầy đủ hơn diễn biến thời tiết, thiên tai, hướng dẫn cách phòng chống, hỗ trợ khắc phục có hiệu quả...cũng như việc hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, về tín dụng trong việc sản xuất chế biến...đầu tư cho việc sản xuất phân bón, thuốc nông nghiệp tránh phải phụ thuộc vào nhập khẩu làm tăng chi phí sản xuất. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ không vi phạm cam kết WTO như tiếp tục đầu tư hạ tầng nông thôn nhằm hỗ trợ gián tiếp hoạt động sản xuất nông nghiệp, ngành nghề phi nông nghiệp, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, cung cấp thông tin thành tựu khoa học kỹ thuật, thông tin thị trường trong nước và quốc tế Từ đó cắt giảm được chi phí sản xuất, ổn định giá cả.

Một phần của tài liệu Ứng Dụng Các Công Cụ Phái Sinh Để Quản Trị Rủi Ro Giá Cả Hàng Hóa Cho Các Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Việt Nam (Trang 50 - 51)