Kinh nghiệm thu hút đầu t vào khu công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ở Nghệ An hiện nay (Trang 26 - 30)

Hồ Chí Minh

Đến đầu năm 2005, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 15 KCN đợc thủ tớng quyết định thành lập với tổng diện tích theo giấy phép là 2.939,30 ha với tổng diện tích dành cho thuê 1.659,24 ha. Trừ 3 KCN là Cát Lái 4, Phong Phú và Tân Phú Trung đang bắt đầu triển khai, hầu hết các KCN đã lấp đầy. Nhiều KCN đã và đang xin mở rộng ở thành phố Hồ Chí Minh hoặc đi các tỉnh gần, thậm chí ở một số tỉnh miền Bắc để thành lập KCN mới.

Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh có 974 dự án đầu t, trong đó 416 dự án đầu t nớc ngoài và 558 dự án đầu t trong nớc, với tổng vốn đầu t là 1.663,55

triệu USD và 17.237 tỷ đồng, tơng đơng 1.114,39 triệu USD. Đã có 969 dự án đi vào hoạt động và 92 dự án đang xây dựng [38, tr.24].

Để thu hút đợc nhiều vốn đầu t vào các KCN, thành phố Hồ Chí Minh đã có những hoạt động cụ thể:

Một là, quy hoạch phát triển KCN gắn liền với quy hoạch phát triển đô thị và song song tổ chức thực hiện.

Khi cấp phép cho thành lập KCN cần phải tiến hành đồng thời xây dựng khu dân c gần kề với khoảng cách 1,5 đến 2,0 km. Trong khu dân c có nhà cho ngời thu nhập thấp, thu nhập vừa và thu nhập cao, có khu thơng mại, bệnh viện, trờng học, khu vui chơi giải trí ... Nh vậy sẽ đảm bảo cuộc sống ổn định cho ng- ời lao động, giảm thiểu thời gian đi lại, công nhân có điều kiện hởng thụ văn hoá, vui chơi, nghỉ ngơi, giải trí để phục hồi sức khoẻ. Do đó năng suất lao động tăng lên, thu nhập cao hơn làm cho ngời lao động gắn bó, tâm huyết với nơi làm việc, nhà đầu t cũng thuận lợi trong việc tuyển dụng lao động.

Hai là, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN.

KCN thờng đợc bố trí ở những nơi tơng đối xa khu trung tâm thành phố và ở vùng hiệu suất đất nông nghiệp thấp nên kết cấu hạ tầng nh cầu đờng, cấp điện, cấp nớc, thông tin liên lạc ... đợc tính trớc và kéo đến hàng rào KCN. Đờng đủ rộng và chịu đợc xe có trọng tải lớn, đặc biệt là tuyến dẫn đến sân bay và bến cảng. Hạ tầng ngoài hàng rào KCN có sự quan tâm của chính quyền địa phơng nên việc xây dựng đợc triển khai nhanh chóng, tạo thuận lợi cho việc thực hiện các dự án đầu t.

Trên nguyên tắc là công ty phát triển hạ tầng KCN phải lo xây dựng kết cấu hạ tầng trong KCN, bao gồm đờng sá nội khu, mạng lới cấp nớc, thoát nớc, viễn thông, nhà máy xử lý nớc thải tập trung, phòng cháy chữa cháy, bệnh viện, câu lạc bộ công nhân, khu vui chơi giải trí, công viên, khoảng cây xanh, điện thoại và internet, xây dựng trạm điện đảo nguồn để cung cấp điện ổn định và có chất lợng.... Đây là những hạng mục rất quan trọng đối với KCN trong việc thu hút đầu t nhất là những dự án đầu t công nghệ cao và công nghệ kỹ thuật cao.

Ban quản lý luôn luôn kiểm tra, đôn đốc các công ty phát triển hạ tầng đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

Ba là, kiên trì cơ chế quản lý "một cửa, tại chỗ".

Đây là một cơ chế phù hợp với mô hình quản lý KCN đã đợc các doanh nghiệp KCN thừa nhận. Để hoàn thiện cơ chế "một cửa, tại chỗ" Ban quản lý KCN đã ký nhiều quy chế phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan ở thành phố Hồ Chí Minh nh quy chế phối hợp giữa Ban quản lý với công an thành phố, bu điện thành phố. Bên cạnh đó, UBND thành phố cũng giao một số quyền cho Ban quản lý có liên quan đến thủ tục xây dựng và môi trờng. Với cơ chế giao quyền, uỷ quyền và phối hợp này, các bộ phận của Ban quản lý đều công khai hoá quy trình, thủ tục và thời gian giải quyết công việc. Những việc làm trên rất cần thiết để giải quyết công việc, phục vụ các nhà đầu t. UBND thành phố Hồ Chí Minh đang thể chế hoá các quy chế phối hợp giữa Ban quản lý và các sở, ban, ngành thành văn bản pháp quy.

Bốn là, trân trọng tất cả những nhà đầu t.

Thành phố Hồ Chí Minh luôn luôn trân trọng, chào đón nhiệt tình tất cả các nhà đầu t dù lớn hay nhỏ, tận tình giải thích, hớng dẫn giúp đỡ họ và giải đáp mọi thắc mắc để họ yên tâm đầu t. Điều này góp phần làm cho môi trờng đầu t ngày càng tốt hơn tạo cơ sở để thu hút những dự án đầu t mới.

Kết luận chơng 1

Thu hút đầu t vàoKCN là một trong những yếu tố quan trọng làm tăng tính năng động, hiệu quả của kinh tế từng địa phơng và đóng góp vào sự phát triển chung của cả nớc. KCN là đầu mối quan trọng trong việc thu hút vốn đầu t trong nớc và đầu t trực tiếp của nớc ngoài, tạo động lực lớn cho quá trình tiếp thu công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời tăng khả năng thu hút đầu t từ các nguồn lực, đẩy mạnh nguồn hàng xuất khẩu, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trong nớc, tạo việc làm và hạn chế ô nhiễm do chất thải công nghiệp gây ra. Thu hút đầu t vào KCN khác hẳn so với thu hút đầu t bên ngoài KCN.

Về phía nhà nớc, thu hút đầu t vào KCN làm tăng thêm hiệu quả của vốn đầu t. Bởi vì, với số vốn không nhiều, nhà nớc có thể tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng trên một quy mô nhỏ nên đảm bảo sự hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại. Thu hút đầu t vào KCN còn đảm bảo cho nhà nớc thu hút đợc nhiều vốn đầu t hơn bên ngoài KCN vì kết cấu hạ tầng sẵn có, các thủ tục cần thiết cho việc triển khai dự án thuận lợi. Những vớng mắc trong quá trình sản xuất kinh doanh đợc giải quyết kịp thời. Thu hút đầu t vào các KCN giúp cho nhà nớc quy hoạch đợc ngành công nghiệp, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Về phía doanh nghiệp, đầu t vào KCN thuận lợi hơn so với đầu t bên ngoài KCN. Doanh nghiệp giảm đợc chi phí do không phải đầu t vào kết cấu hạ tầng. Doanh nghiệp không phải thực hiện những công việc tốn kém thời gian nh đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp, rà phá bom mìn. Doanh nghiệp đợc tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện các thủ tục để đợc cấp phép đầu t . Trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp còn đợc giúp đỡ về thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu, đợc hởng các u đãi dành riêng cho các doanh nghiệp KCN.

Tóm lại, thu hút đầu t vào KCN góp phần thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nớc, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, thu hút đầu t vào KCN đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững.

Chơng 2

Thực trạng thu hút đầu t

vào các khu công nghiệp ở Nghệ An

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ở Nghệ An hiện nay (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w