- Tiền gửi có kỳ hạn 203 237 67.5 269 63.9 253 70.2 381 77.1 3 Theo loại tiền
2.3.1. Những hạn chế đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một là, vẫn còn nhiều hạn chế, trở ngại trong huy động vốn.
Trong những năm qua từ 2003 - 2007, Chi nhánh NHCT tỉnh An Giang có nhiều cố gắng trong công tác huy động vốn, song việc huy động vốn còn nhiều mặt hạn chế cần khắc phục:
vững chắc. Nguồn vốn huy động chủ yếu là vốn ngắn hạn, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh trên địa bàn hiện nay chỉ chiếm 40% - 50% nhu cầu sử dụng vốn do phải cạnh tranh với hơn 43 chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch, quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn [26]. Mặt khác, hiện nay Nhà nước đang tiến hành đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp theo các mô hình doanh nghiệp khác nhau, do vậy cơ chế tài chính của các doanh nghiệp này cũng sẽ thay đổi cho phù hợp với cơ chế thị trường, việc sử dụng vốn phải tính toán hiệu quả ở mức tối đa nguồn vốn.
Việc huy động vốn khó khăn, một mặt, do lạm phát tăng cao trong những năm gần đây. Chỉ số giá tiêu dùng tăng mạnh từ 0,3% năm 2003 lên 9,5% (2007) và hơn 20% hiện nay (giữa năm 2008). Như vậy, tuy lãi suất tiền gửi đã được điều chỉnh mạnh nhưng lãi suất thực tế vẫn là số âm khá lớn. Điều đó làm ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế và tâm lý của người gửi tiền.
Mặt khác, lãi suất của Chi nhánh NHCT thấp hơn lãi suất các NHTM cổ phần do cơ chế của hệ thống NHCT còn nhiều ràng buộc, hoặc kém hấp dẫn. NHTM cổ phần thường có lãi suất cao hơn với nhiều hình thức huy động hấp dẫn như: lãi suất dự thưởng lãi suất bậc thang khuyến mại, hình thức gửi tiền tiết kiệm gửi một nơi lĩnh nhiều nơi khi có nhu cầu, thu tiền tại nhàn, tại doanh nghiệp.
Hai là, còn nhiều hạn chế trong việc sử dụng vốn.
Doanh số cho vay của Chi nhánh NHCT An Giang tăng trưởng liên tục qua các năm. Tuy nhiên, việc cho vay vốn chủ yếu tập trung vào một số doanh nghiệp lớn và DNNN. Cho vay DNNN từ năm 2003 đến 2005 là 90%, đến năm 2006 giảm xuống còn 60% [5]. Việc cho vay DNNN không có tài sản đảm bảo cho nên rủi ro rất lớn. Từ thực tế đó, Chi nhánh NHCT An Giang tìm kiếm khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân… có tài sản đảm bảo đủ điều kiện, có tình hình tài chính lành mạnh, trả vốn, lãi đúng hạn, sử dụng vốn đúng mục đích… để đầu tư cho vay, không tập trung vốn
quá nhiều vào doanh nghiệp nhà nước nhằm phân tán và tránh rủi ro.
Ba là, vẫn còn nhiểu hạn chế trong các hoạt động kinh doanh khác. - Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu: doanh số hoạt động thấp dẫn đến phí dịch vụ thu đạt thấp. Nguyên nhân là do hiện nay Chi nhánh vẫn còn thanh toán qua NHCT Việt Nam, chưa thanh toán trực tiếp với nước ngoài, thời gian còn kéo dài, cho nên khách hàng không thích thanh toán qua NHCT An Giang từ đó số lượng thanh toán xuất nhập khẩu thấp.
- Các hoạt động dịch vụ khác
Việc phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng trong thời đại hiện nay gắn liền với quá trình hiện đại hóa công nghệ trong kinh doanh. Đòi hỏi nhu cầu vốn rất lớn để trang bị và ứng dụng các công nghệ hiện đại. Mặt khác, sự triển khai, ứng dụng công nghệ mới chưa nhiều, phần mềm ứng dụng chưa cao nên chưa mang lại hiệu quả tối đa cho Chi nhánh. Thực tiễn ứng dụng các công nghệ hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, trình độ công nghệ còn ở mức thấp, chưa khai thác, sử dụng hết tính năng, công nghệ hiện đại, tính an toàn, bảo mật trong quá trình phát triển, ứng dụng công nghệ hiện đại phục vụ hoạt động kinh doanh chưa cao để phát triển các hoạt động dịch vụ, nhất là hoạt động thanh toán.
Tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ còn chưa cao, các sản phẩm dịch vụ truyền thống là phổ biến cho nên thu nhập từ hoạt động dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập. Tính tiện ích của sản phẩm dịch vụ còn hạn chế, thể hiện rõ nét là trong các sản phẩm dịch vụ thẻ ATM chủ yếu là rút tiền. Tính hiện đại của sản phẩm dịch vụ còn thấp do xuất phát từ hạn chế về công nghệ, cơ sở hạ tầng còn thấp, làm hạn chế khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại.
Bốn là, do trình độ, năng lực của cán bộ còn hạn chế.
Đến cuối năm 2007, Chi nhánh NHCT An Giang có 103 cán bộ, trong đó hơn 75% có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học. Trong đó đào tạo chính quy 25 - 30%, số còn lại là đào tạo tại chức [6]. Hầu hết cán bộ nghiệp
vụ đều sử dụng thành thạo máy vi tính, nhưng số người biết khai thác ứng dụng, hiểu biết về máy vi tính thì không nhiều, khả năng cập nhật kiến thức chưa thường xuyên cho nên làm hạn chế trong việc ứng dụng, khai thác thông tin.
Số lượng lao động dư thừa còn lớn, việc sắp xếp lại lao động trên cơ sở dự án hiện đại hoá ngân hàng chưa đi liền với tinh giản lao động dư thừa, không đủ trình độ, năng lực. Chưa xác định được định biên lao động cần thiết trên cơ sở khoa học cho Chi nhánh, việc bố trí, sắp xếp, bổ sung cán bộ chưa hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu công việc và khả năng đáp ứng yêu cầu của cán bộ.
Năm là, trình độ công nghệ ngân hàng còn hạn chế.
Hiện nay, việc triển khai ứng dụng công nghệ tại Chi nhánh NHCT đang trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và thử nghiệm nên xét về phương diện công nghệ còn thua kém nhiều so với các ngân hàng nước ngoài. Việc cập nhật trường xuyên về công nghệ ngân hàng, đặc biệt là trong điều kiện những công nghệ và sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới liên tục ra đời và thay đổi đối với Chi nhánh NHCT cũng chưa thường xuyên. Trình độ sử dụng và khai thác thông tin trên hệ thống còn thấp từ đó làm cho hiệu quả đầu tư chưa cao. Công nghệ lạc hậu không những hạn chế khả năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng mà còn làm giảm đi hiệu quả quản lý. Dự án hiện đại hoá ngân hàng đang bước vào giai đoạn hoàn thiện cho nên việc phát triển hệ thống còn mang tính đơn lẻ, chưa có sự thích hợp cao trong hệ thống dẫn đến việc lưu chuyển dữ liệu cũng như hiệu suất làm việc chưa cao.