Bối cảnh trong nước

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh An Giang (Trang 57 - 61)

- Tiền gửi có kỳ hạn 203 237 67.5 269 63.9 253 70.2 381 77.1 3 Theo loại tiền

3.1.1.2. Bối cảnh trong nước

Đất nước đang chuyển mình với những bước đi đúng hướng, những thành tựu mới trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã mở ra nhiều cơ hội mới cho mọi nhà, mọi doanh nghiệp, mọi lĩnh vực trong đó không thể không nói tới ngân hàng - một lĩnh vực hết sức nhạy cảm ở Việt Nam. Chúng ta đang bắt đầu thực hiện các cam kết mở cửa, khiến cho các doanh nghiệp đứng trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, cơ hội nhiều nhưng thách thức cũng không nhỏ. Điều này tạo ra những ảnh hưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vì thế ảnh hưởng đến hoạt động của các NHTM trong điều kiện gia nhập WTO.

Khi gia nhập WTO được hưởng các mức thuế ưu đãi đặc biệt và không bị hạn chế bởi hạn ngạch khi gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hoá Việt Nam. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo các cam kết mở cửa sẽ góp phần giảm chi phí nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành sản xuất kinh doanh, từ đó giúp hạ giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước. Các chính sách khuyến khích tự do hoá đầu tư và thương mại của Chính phủ sẽ góp phần tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào Việt Nam. Hội nhập quốc tế sẽ tạo môi trường, động lực cho tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho xã hội, cũng như thêm nhiều cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng. Cơ cấu hình thức sở hữu NHTM đang có những thay đổi cơ bản; các NHTM nhà nước gấp rút chuẩn bị cổ phần hoá, các NHTM cổ phần liên kết với các đối tác chiến lược, các ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, khi hàng rào bảo hộ doanh nghiệp trong nước giảm dần, sức mạnh tài chính, công nghệ, trình độ

quản lý cao của các doanh nghiệp nước ngoài tạo ra sức ép cạnh tranh mạnh buộc các doanh nghiệp và các NHTM trong nước phải điều chỉnh, cơ cấu lại để có thể đứng vững trên thị trường. Bên cạnh đó sự phát triển chưa bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam, sự đóng băng của thị trường bất động sản và nhiều yếu tố biến động khác trên thị trường cũng có tác động không nhỏ tới hoạt động của các doanh nghiệp và chất lượng tín dụng các NHTM sẽ có nhiều doanh nghiệp không chịu được sức ép cạnh tranh phải giải thể, phá sản. Cũng không thể không nói tới công tác quản lý nhà nước về kế toán, thống kê chưa được quan tâm đúng mức; các chuẩn mực kế toán chưa được tuân thủ nghiêm túc, chế độ kiểm toán nội bộ chỉ mang tính hình thức trong khi kiểm toán độc lập lại có chi phí cao. Điều đó dẫn đến báo cáo tài chính của các doanh nghiệp chưa tin cậy, khiến cho việc đánh giá, thẩm định tài chính doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn,... Môi trường kinh doanh ngân hàng nói chung đang có rất nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp phải không ít khó khăn, thách thức.

Bối cảnh đó mở ra cho các NHTM nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức [19].

Về cơ hội, việc tham gia ngày càng sâu vào quá trình hội nhập tạo ra những cơ hội đối với các NHTM như sau:

- Các NHTM sẽ mở ra nhiều cơ hội được trao đổi, hợp tác quốc tế về các vấn đề tài chính, kinh tế, các chiến lược hợp tác vĩ mô, tranh thủ nguồn vốn, tiếp cận nhanh hơn với công nghệ hiện đại, mô hình tổ chức tiên tiến của các ngân hàng và khu vực,… Qua đó ngân hàng có thể nâng cao được uy tín và vị thế của mình trên trường quốc tế, tạo thế và lực để mở rộng hoạt động, linh hoạt hơn với tín hiệu của thị trường tài chính trong nước và quốc tế, tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro…. Thông qua hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam có cơ hội tăng cường phát triển ngành ngân hàng, chuyên môn hóa sâu hơn các nghiệp vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong

nền kinh tế, mở rộng quá trình tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng mới ưu việt. NHCT với ưu thế có mạng lưới và phạm vị hoạt động rộng khắp sẽ có cơ hội mở rộng hơn nữa thị phần hoạt động thông qua các dịch vụ mới mang lại hiệu quả cao hơn.

+ Hội nhập kinh tế quốc tế trong hoạt động ngân hàng sẽ là động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách ngân hàng sâu rộng hơn và triệt để hơn nhằm đem lại hiệu quả và lợi ích cho nến kinh tế. Trên cơ sở đó NHCT có thể khai thác lợi thế so sánh để phát triển dịch vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh quốc tế, góp phần đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

+ Hội nhập quốc tế trong hoạt động ngân hàng sẽ là động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách ngân hàng sẽ tiến nhanh hơn. Chính công cuộc cải cách thành công sẽ làm cho hệ thống pháp lý về hoạt động ngân hàng của Việt Nam sẽ phù hợp hơn với các chuẩn mực quốc tế.

+ Thông qua hội nhập quốc tế, ngành ngân hàng có cơ hội phát triển bằng cách chuyên môn hóa sâu hơn các nghiệp vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong nền kinh tế, mở rộng quá trình tiếp cận đối với các dịch vụ ngân hàng mới ưu việt. Hơn nữa, việc áp dụng các loại hình dịch vụ tài chính ngân hàng phong phú và hiện đại sẽ tạo cho thị trường tài chính - ngân hàng phát triển. NHCT với ưu thế có mạng lưới và phạm vi hoạt động rộng khắp, quan hệ khách hàng và sự xâm nhập thị trường trong nước có chiều sâu sẽ có thể mở rộng hơn nữa thị phần hoạt động qua các dịch vụ mới hấp dẫn. Ngoài ra, các loại hình tổ chức tín dụng mới sẽ được thành thành lập và ranh giới phân định trong dịch vụ tài chính ngân hàng sẽ dần được nới lỏng. NHCT cũng sẽ có điều kiện để vươn tầm hoạt động ra nước ngoài và các thị trường tài chính quốc tế.

Bên cạnh đó, nhiều thách thức đặt ra đối với các NHTM trong quá trình hội nhập, cụ thể như sau:

+ Thách thức lớn nhất đối với NHCT trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là xuất phát điểm và trình độ phát triển của ngân hàng còn thấp. Công nghệ, tổ chức ngân hàng và trình độ quản lý của ngân hàng còn yếu so với nhiều nước trên khu vực và trên thế giới. Hơn nữa, trong bối cảnh hiện nay nền kinh tế đang chuyển đổi với những chính sách chưa đồng bộ, chưa nhất quán và chưa thích hợp theo các quy định và chuẩn mực quốc tế.

+ Việc mở cửa và tiến tới tự do hoá trong lĩnh vực ngân hàng cùng với sự phát triển các hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam. Điều này cũng đặt ra vấn đề cấp bách đối với việc đổi mới công nghệ ngân hàng.

+ Cơ chế quản lý: khuôn khổ pháp luật điều chỉnh hoạt động ngân hàng còn chưa đầy đủ, đồng bộ; thiết chế thị trường tiền tệ còn sơ khai, nhiều chỉ tiêu hoạt động theo thông lệ quốc tế chưa được áp dụng, đặc biệt là những chỉ tiêu về an toàn vốn, về chất lượng tín dụng, về kế toán, kiểm tra và thanh tra; mô hình kinh doanh của các NHTM Việt Nam hiện nay hiện nay vẫn mang tính độc canh; sản phẩm dịch vụ ngân hàng còn nghèo nàn, thiếu các định chế quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế như quản trị rủi ro, quản trị tài sản nợ, tài sản có, nhóm khách hàng, loại sản phẩm, kiểm toán nội bộ.

+ Trình độ công nghệ và năng lực tài chính của ngân hàng đang ở mức yếu kém. Công nghệ ngân hàng chưa được chú trọng đúng mức và đầu tư đồng bộ. Vì vậy, hàng loạt phương thức quản lý hiện đại chưa được áp dụng hoặc không phát huy hiệu quả. Tiềm lực tài chính của các NHTM nhìn chung còn thấp là nguyên nhân chính hạn chế khả năng huy động và cung ứng tín dụng cho toàn nền kinh tế.

+ Hiệu quả chất lượng hoạt động: các chỉ số đánh giá về nợ quá hạn, đảm bảo an toàn vốn, tỷ trọng chi phí trong doanh số hoạt động,… so với chuẩn mực quốc tế của hầu hết các NHTM Việt Nam đều rất thấp. Vốn không sinh lời có xu hướng gia tăng. Việc xử lý nợ tồn động còn nặng nề về hành chính và bao cấp.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh An Giang (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w