KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh An Giang (Trang 78 - 81)

- Tiền gửi có kỳ hạn 203 237 67.5 269 63.9 253 70.2 381 77.1 3 Theo loại tiền

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Hiệu quả kinh doanh là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng. Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, hiệu quả kinh doanh của các NHTM càng có ý nghĩa quan trọng.

Là một bộ phận của NHCT trên địa bàn một tỉnh nông nghiệp, Chi nhánh NHCT tỉnh An Giang đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhờ đó, các chỉ tiêu về hiệu quả như lợi nhuận, mức sinh lời trên vốn… được nâng cao trong thời gian qua. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh còn hạn chế, chưa tương xứng với vị thế và tiềm năng của mình. Những hạn chế đó có phần xuất phát từ chính Chi nhánh, nhưng cũng có phần không nhỏ từ môi trường kinh doanh, từ cơ chế chính sách của Nhà nước và hệ thống NHCT.

Trong bối cảnh hiện nay, việc phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đang mở ra cho Chi nhánh NHCT cũng như các NHTM nói chung nhiều cơ hội phát triển, đồng thời cũng đang đặt ra không ít thách thức. Để có thể đứng vững và phát triển trong điều kiện đó, đòi hỏi phải thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh, cụ thể như:

- Thực hiện các biện pháp tăng thu nhập của chi nhánh, trong đó chú trọng phát triển mạng lưới khách hàng.

- Giảm chi phí hoạt động theo hướng: tiết kiệm chi phí trả lãi, giảm các chi phí hoạt động khác.

- Đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh, chấp hành nghiêm thể lệ và quy trình tín dụng, nâng cao chất lượng nghiệp vụ đánh giá khách hàng.

- Nâng cao hiệu quả huy động vốn, gắn huy động vốn với sử dụng vốn có hiệu quả, nâng cao hiệu quả cho vay.

- Nâng cao hiệu quả dịch vụ kết hợp với đa dạng hoá các dịch vụ. - Sắp xếp và nâng cao năng lực cán bộ.

- Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, khuyến mãi. - Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.

- Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ.

Để thực hiện tốt những biện pháp nêu trên, góp phần nâng cao hiệu qủa kinh doanh tại Chi nhánh NHCT Tỉnh An Giang, chúng tôi xin kiến nghị một số vấn đề như sau:

Đối với nhà nước:

+ Hoàn thiện các qui định pháp lý cả về thủ tục hành chính lẫn những qui định về quản lý tài chính tiền tệ, tạo nên một hệ thống văn bản pháp quy đồng bộ, có tính khả thi cao, có giá trị thực hiện trong thời gian lâu dài. Có như vậy các ngân hàng Việt nam mới có điều kiện mở rộng được mạng lưới hoạt động không những trong nước mà cả ra nước ngoài, tham gia tích cực hơn và sâu hơn vào thị trường tài chính trong nước và quốc tế.

+ Hoàn thiện cơ chế quản lý tín dụng, bảo đảm tiền vay, các cơ chế liên quan đến chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối, về thanh toán… một cách phù hợp, có hiệu quả cao, thiết thực đối với tình hình hoạt động của các NHTM trong nước nhằm kích thích các ngân hàng phát triển, tiến tới bắt kịp với sự phát triển chung của các ngân hàng trên thế giới.

+ Hoàn thiện và phát triển các tiêu chí đánh giá tính an toàn và hiệu quả hoạt động của các NHTM như: các nhà quản trị điều hành, thanh tra và giám sát, các nhà đầu tư, các chủ nợ, khách hàng… nhằm đánh giá mức độ an toàn, hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.

+ Chính phủ ban hành các quy định thanh toán không dùng tiền mặt, tập trung các hoạt động thanh toán qua hệ thống ngân hàng, hạn chế tối đa việc thanh toán bằng tiền mặt.

Đối với Ngân hàng Nhà nước:

+ Sớm hoàn chỉnh, bổ sung, chỉnh sữa cơ chế, chính sách và các văn bản phù hợp với lộ trình thực hiện cam kết quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng đặc biệt là các cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

+ Xây dựng hệ thống thông tin tài chính hiện đại, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả, dễ giám sát.

+ Xây dựng hệ thống thanh toán đảm bảo an toàn, nhanh chóng chính xác và tiện lợi cho hoạt động thanh toán, mở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển các công cụ giao dịch trên thị trường mở nhằm phát triển thị trường tiền tệ sâu rộng, có tính thanh khoản cao.

Đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam:

+ Hỗ trợ Chi nhánh về công nghệ ngân hàng và đào tạo cán bộ cho Chi nhánh. + Đối với NHCT là ngân hàng được đánh giá đầu tư có hiệu quả vào công nghệ thông tin cho nên phải tiếp tục đầu tư hơn nữa vào hệ thống máy móc, phương tiện truyền dẫn dữ liệu, thực hiện thông suốt đường truyền 24/24 giờ từ Hội Sở đến các Chi nhánh trên toàn quốc.

+ Hỗ trợ trang bị thêm máy móc thiết bị về công nghệ thông tin để đáp ứng nhu cầu trong hoạt động phục vụ khách hàng nhanh chóng.

Đối với Ngân hàng Nhà nước tỉnh An Giang:

+ Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động của các NHTM cổ phần đặc biệt là các vấn đề chạy đua tăng lãi suất huy động không đúng pháp luật.

+ Nghiên cứu và thực hiện quy định thời gian chuyển tiền về ngân hàng Trung ương đến 17 giờ hàng ngày, để các NHTM giảm khối lượng tiền mặt tồn quỹ góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.

Đối với chính quyền địa phương cấp tỉnh:

+ Tiếp tục tạo tạo mội trường kinh doanh ổn định và an toàn.

+ Thực hiện nhanh đề án cổ phần hóa các doanh nghiệp trong tỉnh theo kế hoạch đã đề ra.

+ Triển khai thực hiện quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản ổn định theo Quyết định 11/2008/QĐ-UBND ngày 31/3/2008 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh An Giang "Quyết định ban hành bản quy định về quản lý nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh An Giang" một cách cụ thể vùng nào, địa phương nào được phép nuôi trồng thuỷ sản để các ngân hàng có cơ sở cho vay.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh An Giang (Trang 78 - 81)