Định hướng phát triển hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh An Giang (Trang 64 - 66)

- Tiền gửi có kỳ hạn 203 237 67.5 269 63.9 253 70.2 381 77.1 3 Theo loại tiền

3.1.3. Định hướng phát triển hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam

Việt Nam

Để tồn tại và phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, chiến lược phát triển đến năm 2010 của NHCT Việt Nam trong thời gian tới sẽ tập trung một số lĩnh vực trọng tâm sau đây [14]:

- Thực hiện triệt để nguyên tắc thương mại và thị trường trong hoạt động kinh doanh, gắn mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với phát huy vai trò chủ đạo và chủ lực của một NHTM nhà nước, bảo đảm nâng cao hiệu quả kinh doanh và phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.

- Đa dạng hóa sở hữu nguồn vốn điều lệ của NHCT Việt Nam theo nguyên tắc Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ và nắm giữ quyền chi phối. Mục đích của việc đa dạng hóa sở hữu là nhằm đổi mới cơ chế quản trị điều hành; thu hút thêm nguồn lực, trước hết là các nguồn lực về vốn, trình độ quản lý và công nghệ ngân hàng tiên tiến trên thế giới; tăng cường sự kiểm soát của các cổ đông, khách hàng và công chúng đối với ngân hàng.

- Tiếp tục cơ cấu lại tổ chức bộ máy, hoàn thiện và phát triển hệ thống mạng lưới hoạt động kinh doanh để đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong tình hình mới; hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý; thực hiện cơ chế quản trị điều hành, quản lý tài sản Nợ - Có, quản lý rủi ro, các cơ chế, quy trình kỹ thuật nghiệp vụ và kiểm soát nội bộ theo thông lệ quốc tế và công nghệ tốt nhất, tiến dần đạt đến các chuẩn mực quốc tế. Củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hệ thống NHCT Việt Nam.

- Phát triển kinh doanh đa năng, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh doanh theo hướng thị trường và trên cơ sở khai thác tốt nhất những lợi thế so sánh của NHCT. Kết hợp các dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ, trong đó phát triển mạnh các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng bán lẻ có tính cạnh tranh cao, có hướng đột phá, có những sản phẩm mũi nhọn. Phát triển thị phần phi tín dụng và các dịch vụ tài chính, chú trọng phát triển các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư; tiếp tục giữ vững thị phần huy động vốn, cho vay của NHCT trên thị trường Việt Nam.

- Phát triển mạnh công nghệ thông tin, đặc biệt là chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, hiện đại trong lĩnh vực ngân hàng. Xác định công nghệ thông tin là lĩnh vực có tính then chốt, là cơ sở nền tảng cho các hoạt động kinh doanh, tăng năng suất, hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiện đại hóa NHCT. Đặc biệt coi trọng công tác cán bộ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi đây là yếu tố quyết định sự thắng lợi của mọi hoạt động kinh doanh và là khởi nguồn của sự sáng tạo nhằm nâng cao sức cạnh tranh, thực hiện hiện đại hóa và hội nhập của NHCT Việt Nam. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, bảo đảm cán bộ có đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn tốt. Phát triển đội ngũ chuyên gia và đội ngũ cán bộ lãnh đạo có năng lực, trình độ cao, phù hợp với công nghệ ngân hàng tiên tiến.

- Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, để phát hiện kịp thời những thiếu sót, sai lầm để có biện pháp khắc phục, giảm thiểu rủi ro.

Một số chỉ tiêu phát triển ngành Ngân hàng Công thương Việt Nam đến 2010 [17]:

+ Tốc độ tăng tài sản Nợ - tài sản Có bình quân 15% năm; cơ cấu tài sản Có: dư nợ cho vay nền kinh tế và dân cư chiếm 70 đến 75% tài sản Có, dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm 40% tổng dư Nợ. Tỷ trọng thu phí dịch vụ trong tổng thu nhập đạt 25-30%.

+ Lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính của NHCT phấn đấu đến 2010 đạt được các thông số đánh giá an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế: Nợ quá hạn - Nợ xấu dưới 3% /tổng dư Nợ; Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đạt 8%.

+ Lợi nhuận trên vốn tự có (ROE) là 13- 15%, lợi nhuận trên tổng tài sản có (ROA) là 1%.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh An Giang (Trang 64 - 66)