Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của phong cáchlãnh đạo

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến động lực làm việc của lao động gián tiếp tại công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Dệt 19 trên 5 Hà Nội (Trang 51 - 54)

- Văn hóa của công ty

3.2Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của phong cáchlãnh đạo

Một phong cách lãnh đạo hiệu quả khi vừa đạt hiệu quả về công việc và

đạt hiệu quả trong việc đem lại cho người lao động những giá trị khi làm việc tại công ty. Việc đem lại cho người lao động những giá trị ngoài việc thể hiện sự quan tâm, ghi nhận của công ty dành cho người lao động còn thực sự là sự đầu tư có lợi cho sự phát triển trong tương lai của công ty. Chính vì vậy, hiệu quả của phong cách lãnh đạo được đánh giá thông qua những tiêu thức sau:

- Kết quả thực hiện công việc của nhân viên: Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá hiệu quả của phong cách lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo hiệu quả là phong cách lãnh đạo đáp ứng được những nhu cầu khác nhau của người lao động, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và sức mạnh tập thể trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn dắt nhân viên hoàn thành mục tiêu của mình đạt kết quả cao trong công việc, kết quả thực hiện công việc của cấp dưới cao thì phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo sẽ được coi là

hiệu quả. Sự hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phụ thuộc nhiều nhất vào hiệu quả công việc mà mỗi con người trong công ty đảm nhận. Mặt khác, mục tiêu cuối cùng của người lãnh đạo là đạt được những mục tiêu của công ty, hiệu quả sản xuất kinh doanh không ngừng tăng và làm cho công ty ngày càng phát triển, chiếm lĩnh được thị trường. Lãnh đạo có thể đạt được những mục tiêu trên thông qua việc dẫn dắt cấp dưới, định hướng những hoạt động của cấp dưới biến kế hoạch thành hành động đạt mục tiêu.

- Môi trường làm việc của nhân viên: việc tạo ra môi trường có thoải mái cho nhân viên hay không sẽ đánh giá hiệu quả của phong cách lãnh đạo đối với nhân viên. Trong đó 2 chỉ tiêu quan trọng đánh giá môi trường làm việc của công ty là điều kiện làm việc và quan hệ giữa các nhân viên và quan hệ giữa nhân viên với lãnh đạo. Tạo một môi trường làm việc đáng tin cậy, tăng cường niềm tin và lòng nhiệt tình của nhân viên cũng chính là những thành tích mà một người quản lí làm được trong quá trình lãnh đạo.

- Sự phối hợp hoạt động giữa các nhân viên với nhau và giữa nhân viên với lãnh đạo. Một phong cách lãnh đạo hiệu quả sẽ tạo ra được sự phối hợp hoạt động giữa những người trong tổ chức trong quá trình thực hiện những mục tiêu của tổ chức, giúp gắn kết các nhân viên với nhau trong suy nghĩ, hành động và tình cảm.

- Chất lượng của các hoạt động phúc lợi mà nhân viên được hưởng: hiệu quả của phong cách lãnh đạo cũng được đánh giá thông qua chế độ phúc lợi mà nhân viên đuợc hưởng. Phong cách lãnh đạo là hiệu quả khi người lãnh đạo quan tâm đến chế độ phúc lợi cho nhân viên và chế độ phúc lợi đó làm thỏa mãn nhu cầu các nhân viên trong tổ chức, từ đó sẽ làm tăng sự cam kết của nhân viên khi làm việc tại tổ chức đồng thời giúp nhân viên yên tâm khi thực

hiện công việc của tổ chức và đảm bảo cuộc sống của nhân viên ngày càng đầy đủ và có chất lượng.

- Sự phát triển chuyên môn của nhân viên là một tiêu chí rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của một phong cách lãnh đạo. Sự phát triển chuyên môn của nhân viên tăng lên đồng nghĩa với việc họ thành thạo trong chuyên môn và thực hiện công việc đạt kết quả tốt hơn, giúp người quản lý dễ dàng quản lý nhân viên của mình hơn, yên tâm khi trao cho họ sự tự chủ về công việc. Mặt khác sự phát triển chuyên môn giúp cho nhân viên cảm thấy tự tin khi thực hiện công việc, là cơ sở để họ phát triển nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến trong công ty.

- Sự năng động, sáng tạo của nhân viên trong quá trình thực hiện công việc sẽ giúp cho nhân viên linh động hơn, nhạy bén hơn trong quá trình làm việc. Đối với nhiều công ty, khả năng cạnh tranh nằm ngay trong khả năng sáng tạo các ý tưởng và bản quyền trí tuệ chứ không phải ở chi phí hợp lý. Sự sáng tạo không chỉ làm nhân viên cảm thấy hứng thú và thoải mái hơn khi làm việc, hơn thế nữa với cùng một nguồn lực khi nhân viên vận dụng tốt ý tưởng và sự sáng tạo kết hợp với tri thức và kĩ năng thì những giá trị mà họ tạo ra sẽ lớn hơn bình thường, từ đó sẽ góp phần làm lớn mạnh thêm tổ chức. Do đó việc phong cách lãnh đạo có kích thích được sự sáng tạo ở nhân viên hay không cũng chính là một tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của phong cách lãnh đạo.

- Sự cam kết và hợp tác của nhân viên: một trong những mục tiêu của những người quản lý là tăng sự cam kết, trung thành với tổ chức và một sự hợp tác nhiệt tình của nhân viên để phối hợp các hoạt động của nhân viên với nhau trong quá trình hoàn thành những mục tiêu đề ra của tổ chức. Sự nhiệt tình hợp tác giữa các nhân viên và giữa nhân viên với lãnh đạo sẽ ngày càng quan trọng nếu những công việc trong tổ chức thường xuyên đòi hỏi sự phối hợp

hoạt động giữa mọi người với nhau và thường xuyên tổ chức làm việc theo nhóm để hoàn thành mục tiêu công việc.

- Sự hài lòng nói chung của nhân viên đối với tổ chức: chức năng của một người quản lí là quan tâm đến tất cả những vấn đề nảy sinh trong tổ chức, những kì vọng của nhân viên. Tuy nhiên, bất kì một người lãnh đạo nào cũng không thể đáp ứng được tất cả những mong muốn của nhân viên vì nguồn lực công ty là có hạn. Do đó những nhân viên có thể không hài lòng điều về điều này hay không hài lòng về điều khác. Tuy nhiên họ sẽ vẫn có động lực và gắn bó với công ty nếu như họ vẫn cảm thấy hài lòng khi làm việc tại công ty. Đây cũng chính là một điều kiện cần thiết để nhân viên ở lại với tổ chức và thoải mái trong quá trình làm việc.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến động lực làm việc của lao động gián tiếp tại công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Dệt 19 trên 5 Hà Nội (Trang 51 - 54)