Lịch sử hình thành của công ty.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến động lực làm việc của lao động gián tiếp tại công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Dệt 19 trên 5 Hà Nội (Trang 26 - 30)

I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN DỆT 19/5 HÀ NỘ

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

1.1 Lịch sử hình thành của công ty.

Công ty dệt 19/5 Hà Nội có trụ sở chính tại 203 Nguyễn Huy Tưởng Thanh xuân Hà Nội, là loại hình doanh nghiệp nhà nước thuộc sở Công Nghiệp Hà Nội. Tên giao dịch là HATEXCO là một thương hiệu có uy tín trên thị trường.

Lịch sử hình thành của công ty có thể chia thành các giai đoạn như sau: * Giai đoạn từ năm 1959-1973:

Giai đoạn này công ty được thành phố Hà Nội công nhận là xí nghiệp quốc doanh dệt 8/5, gồm các hợp tác xã dệt bít tất, khăn mặt, dệt vải. Trong những ngày đầu thành lập quy mô của doanh nghiệp rất nhỏ, chỉ có một cơ sở sản xuất kinh doanh được đặt ở số 4 Hàng Chuối, Hà Nội. Với tổng số lao động là khoảng 250 người bao gồm 20 cán bộ và còn lại chủ yếu là công nhân bậc trung bình và bậc thấp. Nhiệm vụ sản xuất chủ yếu là phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, công nghiệp quốc phòng và bảo hộ lao động theo kế hoạch của nhà nước (kế hoạch 5 năm lần I). Thời kì này sản phẩm của công ty chủ yếu mới chỉ là bít tất, vải kaki, vải phin kẻ và khăn mặt. Năm 1964, công ty đã nhập thêm 50 máy dệt Trung Quốc từ nhà máy dệt Nam Định, mặt khác quy mô sản xuất được mở rộng, cơ sở hạ tầng được trang bị tốt hơn. Do đó năng suất và hiệu quả sản xuất ngày càng được nâng cao với sản lượng mỗi năm tiêu thụ tăng từ 10-15%. Năm 1967, Thành phố quyết định tách bộ phận dệt bít tất của nhà máy thành xí nghiệp dệt kim Hà Nội. Chính vì vậy hoạt động chính của xí nghiệp dệt 8/5 giai đoạn này chỉ là dệt vải bạt các loại. * Giai năm 1973-1988 :

Do hoạt động sản xuất chính của xí nghiệp là dệt vải bạt các loại nên doanh nghiệp đã được đổi tên thành Xí nghiệp Dệt Bạt Hà Nội. Thời kì này doanh nghiệp vẫn nằm trong sự bao cấp của nhà nước, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mình một cách ổn định, với nhiệm vụ cung cấp vải cho bộ đội và các ngành kinh tế khác.

Năm 1980, nhà máy được duyệt luận chứng kinh tế xây dựng cơ sở mới ở Nhân Chính, Thanh Xuân. Khu vực này có diện tích mặt bằng 4,5 ha. Quá trình xây dựng cơ bản từ năm 1981 đến năm 1985 thì hoàn thành và đi vào hoạt động. Cũng thời gian này, nhà máy đã đầu tư 100 máy dệt Tiệp, nhu cầu sản xuất hàng năm của nhà máy cũng tăng từ 1,8 triệu mét lên 2,7 triệu mét vải. Nhà máy đã đào tạo thêm công nhân, đưa tổng số cán bộ công nhân viên lên 1256 người, số máy dêt thực tế đưa vào sản xuất là 209 máy.

Năm 1982, một vinh dự lớn đến với nhà máy là được UBND Thành Phố quyết định nhà máy được vinh dự mang tên ngày sinh nhật của Bác “Nhà máy dệt 19/5 Hà Nội”.

* Giai đoạn từ năm 1989 đến nay:

Đây là thời kì đất nước ta chuyển đổi cơ chế quản lý bao cấp sang kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Do đó nhà máy cũng phải chuyển đổi sang thực hiện chế độ hạch toán độc lập tự chủ về mặt tài chính và thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Có thể nói đây là thời kì khó khăn nhất của nhà máy. Bỡ ngỡ trước cơ chế thị trường, tự hoạch định và thực hiện kế hoạch sản xuất cũng như kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và tìm kiếm thị trường. Tuy nhiên với những quyết tâm và nỗ lực không mệt mỏi, nhà máy đã dần thích ứng được với cơ chế kinh tế mới và từng bước khẳng định uy tín của mình trên thị trường. Trước nhu cầu vải bạt lúc này không nhiều, sản lượng tiêu thụ của công ty lúc này chỉ còn hơn 1 triệu mét/năm. Nhạy bén với

thị trường, nhà máy đã mạnh dạn đầu tư cải tiến sản xuất, đa dạng hoá các mặt hàng sản xuât kinh doanh và sản xuất ra nhiều loại sản phẩm mới.

Cũng trong thời kì này, theo hiệp định kí với Liên Xô, Nhà máy được cung cấp dây chuyền dệt kim để sản xuất quần áo, sản phẩm sản xuất sẽ được Liên Xô bao tiêu. Xong không bao lâu thời kì này Liên Xô tan rã, máy móc nhập về chưa hoàn chỉnh thì nguồn bao tiêu lại không còn. Trước tình hình đó, Nhà máy đã đầu tư thiết bị của Nam Triều Tiên, Nhật Bản để hoàn thiện dây chuyền sản xuất và tìm nguồn tiêu thụ mới.

Năm 1993, Nhà máy chuyển sang hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước và đổi tên thành “Công ty Dệt 19/5 Hà Nội”. Đây là một thuận lợi cho sự phát triển của Nhà máy, đồng thời mở rộng quan hệ đối ngoại, phát triển thị truờng trong nước và quốc tế. Để thích nghi với cơ chế thị trường, Công ty Dệt 19/5 Hà Nội đã chủ động đi tìm đối tác liên doanh để giải quyết sự khó khăn về vốn và thị trường tiêu thụ cho sản phẩm. Năm 1995, Công ty đã liên doanh với một số công ty của Singapore góp phần xây dựng nhà máy sản xuất ở Nhân Chính, góp khoảng 20% đất đai và chuyểntoàn bộ dây chuyền sản xuất hàng dệt kim và hơn ½ số lao động sang làm việc ở nhà máy liên doanh, phía đối tác góp khoảng 80% vốn. Đến nay đã hơn 10 năm đi vào hoạt động, liên doanh đã ngày càng lớn mạnh, nộp lãi về cho Công ty và giải quyết việc làm cho hơn 500 lao động.

Từ năm 1994 đến năm 1997, Công ty đã đầu tư thêm gần 1,7 tỉ đồng và đào tạo thêm 100 lao động mới, góp phần bảo đảm việc làm đầy đủ, ổn định cho người lao động. Năm 1998, Công ty lắp đặt dây chuyền sản xuất sợi tự cung cấp cho ngành dệt của Công ty và một phần để kinh doanh. Đến nay Công ty đã cố một phân xưởng Dệt hiện đại, đạt 1,5 triệu mét/ năm với tổng số vốn đầu tư là 50 tỉ. Tháng 6 năm 2000 Công ty được tổ chức quốc tế QMS (Australia) đánh giá và cấp chứng chỉ ISO 9002.

Năm 2003, Công ty đã cho ra đời một phân xưởng may với công suất là 500000 sản phẩm/ năm. Năm 2004, Công ty đã thành lập một phân xưởng Thêu với công suất là 600.000.000 triệu mũi/năm. Năm 2005, Công ty đã đầu tư thêm một dây chuyền dệt vải chất lượng cao với công suất 3 triệu mét/ năm tại khu Công nghiệp Đồng Văn, tỉnh Hà Nam. Đến 9/2005 Công ty dệt 19/5 Hà Nội được chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội. Năm 2007, hoàn thành Nhà máy kéo sợi 3000 tấn/năm tại Đồng Văn. Hiện nay, tổng số lao động toàn Công ty là 965 người trong đó số công nhân là 870 người chuyên sản xuất các loại sợi, vải phục vụ ngành giày vải, ngành may, ngành công nghiệp thực phẩm, ngành thuỷ tinh, sành sứ…Công ty đã khẳng định mình là một đối tác tin cậy của các bạn hàng trong và ngoài nước.

Sau 45 năm hoạt động, công ty đã được tặng thưởng:

- Một huân chương lao động hạng nhất

- Một huân chương lao động hạng nhì

- Một huân chương lao động hạng ba

- Một huân chương chiến công hạng ba

Đảng bộ công ty nhiều năm liền đạt tiêu chuẩn Đảng bộ trong sạch vững mạnh và năm 2004 đạt tiêu chuẩn vững mạnh xuất sắc.

Công đoàn công ty nhiều năm liền được Liên Đoàn Lao Động Thành Phố Hà Nội tặng cờ và đơn vị có hoạt động Công đoàn vững mạnh xuất sắc.

Đoàn thanh niên CS HCM công ty đạt danh hiệu vững mạnh.

Hệ thống quản lý chất lượng của công ty đã được tổ chức QSM cấp chứng chỉ ISO 9002 và đang triển khai ISO 14000, SA 8000 và TQM.

Sản phẩm của công ty đạt nhiều giải vàng, giải bạc tại hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến động lực làm việc của lao động gián tiếp tại công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Dệt 19 trên 5 Hà Nội (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w