Tầm quan trọng của công việc cũng là một yếu tố tạo ra động lực làm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến động lực làm việc của lao động gián tiếp tại công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Dệt 19 trên 5 Hà Nội (Trang 71 - 75)

việc cao. Chỉ cho nhân viên thấy được giá trị hiện hữu của công việc họ đang làm cũng như kết quả công việc của họ có ảnh hưởng như thế nao đến hiệu quả hoạt động của tổ chức. Điều này giúp nhân viên nhận thức

được tầm quan trọng hoạt động của mình, cảm thấy có động lực và có trách nhiệm hơn khi làm việc bởi vì ai cũng muốn mình đang làm những công việc quan trọng, là một phần quan trọng của công ty. Khuyến khích nhân viên tích cực tìm hiểu mong muốn thay đổi công việc nếu họ muốn và đáp ứng đựơc yêu cầu công việc đặt ra.

- Thêm vào đó nâng cao hoạt động suy tôn nhân viên. Ghi nhận thành tích và năng lực của những nhân viên hoàn thành tốt công việc. Tìm hiểu nhân viên thực sự mong muốn nhận được những gì từ tổ chức khi họ hoàn thành tốt công việc. Để từ đó có những khuyến khích hiệu quả nhanh và tác động mạnh đến mong muốn của nhân viên. Và những hoạt động phúc lợi mà lãnh đạo công ty đưa ra thực sự có ý nghĩa và vai trò trong việc tạo động lực và duy trì động lực cho nhân viên trong quá trình làm việc.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh toàn cầu hoá đang diễn ra nhanh chóng và xu thế phát

triển tri thức lấy con người làm động lực của sự phát triển như hiện nay, thì vai trò của lao động gián tiếp với tư cách là bộ phận hạt nhân của doanh nghiệp lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tạo động lực và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên quan trọng này? Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào phong cách lãnh đạo của người quản lý trong tổ chức đó. Điều này càng có ý nghĩa với doanh nghiệp khi thị trường lao động Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt để có được nguồn lực quý giá này cho tổ chức. Mặt khác, trong khi tiềm lực kinh tế còn yếu mà doanh nghiệp vẫn chưa thực sự nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này và để cho vai trò của

phong cách lãnh đạo đối với động lực của người lao động gián tiếp

thực sự phát huy tác dụng.

Với nội dung phân tích gồm 3 chương:

Chương I: Phong cách lãnh đạo và ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo

đến động lực làm việc của lao động gián tiếp

Chương II: Phân tích đặc điểm và ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo

đến động lực làm việc của lao động gián tiếp tại công ty Dệt 19/5 Hà Nội

Chương III: Một số giải pháp nâng cao ảnh hưởng tích cực của phong

cách lãnh đạo trong việc tạo động lực cho lao động gián tiếp.

Chuyên đề này đã chỉ ra được ảnh hưởng và tầm quan trọng của vấn đề này đối với các doanh nghiệp nói chung và đối với công ty Dệt 19/5 nói riêng. Qua đó đề xuất được một số biện pháp nhằm hoàn thiện thêm phong cách lãnh đạo cho phù hợp với môi trường công ty và cá nhân người lao động để phát huy được động lực của người lao động trong công việc. Từ đó, làm tăng hiệu quả thực hiện công việc, cạnh tranh được với các doanh

nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó phát huy được tính nhân văn đối với người lao động_coi con người là động lực của sự phát triển. Tuy nhiên nhược điểm của bài chuyên đề thực tập này là chưa nghiên cứu sâu và đưa ra được các phương pháp cải thiện phong cách lãnh đạo tại công ty một cách hệ thống và chưa phân tích được hiệu quả mà những biện pháp đề xuất đã mang lại. Do đó tính thực tiễn chưa thật sự cao. Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu tài liệu, phân tích, tổng hợp và đánh giá vấn đề nhưng chắc chắn chuyên đề của em vẫn còn rất nhiều thiếu sót và hạn chế. Chính vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của cô giáo và bạn đọc để đề tài này được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Thuý Hương cùng các cô chú trong phòng Lao động tiền lương Công ty TNHH Dệt 19/5 Hà Nội đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

Sinh viên

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến động lực làm việc của lao động gián tiếp tại công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Dệt 19 trên 5 Hà Nội (Trang 71 - 75)