Cơ cấu và đặc điểm lao động trong Công ty

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến động lực làm việc của lao động gián tiếp tại công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Dệt 19 trên 5 Hà Nội (Trang 31 - 37)

I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN DỆT 19/5 HÀ NỘ

1.4Cơ cấu và đặc điểm lao động trong Công ty

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

1.4Cơ cấu và đặc điểm lao động trong Công ty

1.4.1 Cơ cấu và đặc điểm chung về lao động của toàn công ty

Có thể nói nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất của bất kì một công ty nào. Với những số liệu tổng quan về nguồn nhân lực trong công ty , chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích những đặc điểm về tình hình lao động trong công ty. Từ đó thấy được những điểm mạnh cũng như những mặt còn chưa được của nguồn nhân lực trong công ty.

STT Năm

chỉ tiêu 2004 2005 2006

1 Phân theo tính chất công việc

- Lao động trực tiếp 700 752 797 - Lao động gián tiếp 47 58 74 2 Phân loại theo trình độ

- Trình độ ĐH- CĐ 40 48 55

- Trung cấp 7 10 19

- Thợ bậc cao(bậc 4-7) 60 90 105 - Thợ bậc TB(bậc 2-3) 640 662 692 3 Phân loại theo chức năng công việc

- Lãnh đạo đơn vị 3 4 4

- Cán bộ chủ chốt 20 29 45

- Cán bộ nghiệp vụ kỹ thuật

24 25 25

- Công nhân kỹ thuật 700 752 797 4 Phân loại theo bộ phận

- Phân xưởng dệt 160 180 207

- Phân xưởng sợi 200 250 268

- Phân xưởng may – thêu 326 307 312 - Văn phòng 50 60 70 - Bộ phận hoàn thành 6 7 8 - Bộ phận KCS 5 6 6 Tổng lao động 747 810 871

(Nguồn: Phòng tổ chức lao động tiền lương)

Ngoài bảng số liệu trên, ta còn có số liệu lao động như sau:

Năm 2006: số lượng lao động nam là 199 người chiếm 22,8%, số lượng lao động nữ là 674 người chiếm 77,2%

Năm 2007: tổng số lao động là 965 người. Trong đó, lao động nam là 245 người tương ứng với 25,39% và lao động nữ là 720 người chiếm 74,61%.

Qua số liệu trên ta thấy:

- Tổng số lao động qua các năm của công ty không ngừng tăng lên ( Luôn trên mức 7,5%), đặc biệt là năm 2007 tăng 10,79% so với năm 2006, điều này thể hiện quy mô sản xuất của công ty ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, sự gia tăng quy mô lao động trực tiếp lại chậm (5,98 - 7,44%) còn quy mô lao động gián tiếp lại tăng nhanh chóng (23,4% - 27,58%). Ở đây ta thấy rằng tương quan sự gia tăng quy mô lao động giữa 2 loại lao động này đang thể hiện một xu hướng không tốt đối với hoạt động của một doanh nghiệp sản xuất nói chung và của công ty nói riêng.

- Lao động nữ trong công ty chiếm một tỷ lệ khá lớn, tuy nhiên gần đây tỷ lệ này có xu hướng giảm dần (từ 77,2% xuống còn 74,61%) đây là một xu hướng thể hiện cơ cấu giới tính trong công ty đang ngày càng cân bằng và hợp lý.

- Chất lượng lao động qua các năm cũng tăng lên rõ rệt. Cụ thể, tỷ lệ thợ bậc cao tăng từ 15% - 16,67%, tỷ lệ lao động có trình độ CĐ - ĐH cũng tăng lên đáng kể (14,58% - 20%), chứng tỏ chất lượng nguồn nhân lực trong công ty đang ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên chất lượng lao động hiện nay thực sự vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu mà thực tiễn đặt ra.

- Một thực tế nữa mà ta có thể thấy là số lao động trong lĩnh vực dệt của công ty đang gia tăng với tốc độ lớn nhất (12,5% - 15%), cùng với việc đầu tư mạnh mẽ trang thiết bị cho các phân xưởng dệt có thể thấy phần nào ngành dệt là ngành đang được công ty quan tâm đầu tư và phát triển.

Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) Tổng số lao động 47 100 58 100 74 100 73 100 Lao động nữ 33 70,2 41 70,7 50 67,6 51 69,8 Lao động nam 14 29,8 17 29,3 24 32,4 22 30,2 Lãnh đạo và quản lý Nam 5 10,6 5 8,6 5 6,8 5 6,8 Nữ 6 12,7 7 12 7 9,5 7 9,6 Nhân viên <30 tuổi 11 23,4 15 25,8 22 29,7 21 28,8 30-45 tuổi 17 36,2 24 41,4 31 41,9 31 42,4 > 45 tuổi 7 17,1 7 12 9 21,1 9 12,4

Nhìn vào bảng cơ cấu lao động gián tiếp ta nhận thấy đa số các nhân viên ở đây đều còn khá trẻ tuổi, trong đó độ tuổi từ 30-45 tuổi là chiếm phần lớn (42,4% năm 2007). Độ tuổi này có đặc điểm có khá nhiều kinh nghiệm làm việc, có xu hướng gắn bó với công việc và tổ chức mình đang làm. Do đó lao động này chiếm phần lớn sẽ làm cầu nối giữa những thế hệ cũ và thế hệ mới tìm hiểu và hoà đồng tốt với nhau. Từ đó tạo nên một môi trường làm việc thân thiện hơn.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, đội ngũ lao động trong công ty đang dần dần được trẻ hoá. Tỉ lệ lao động dưới 30 tuổi đang làm việc tại công ty ngày càng nhiều. Chính lực lượng này đang dần dần mang đến những phong cách làm việc và suy nghĩ mới mẻ trong công ty. Tuy nhiên đây cũng là lực lượng thường xuyên rời bỏ công ty nhất, gây cho công ty những thiệt hại nhất định. Đây chính là điểm mà cấp lãnh đạo trong công ty cần chú ý, quan tâm để giải quyết dứt điểm tránh để mất đi những người lao động giỏi, tài năng.

Đội ngũ lao động ở độ tuổi >45 tuổi là ít nhất. Đội ngũ này có đặc điểm dày dạn kinh nghiệm làm việc, thích sự ổn định trong công việc. Đội ngũ này là tấm gương cho các nhân viên trẻ khác về tính kiên trì và trách nhiệm khi thực hiện công việc.

1.5 Đặc điểm hoạt động tại các phòng ban của công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, đảm bảo các hoạt động được tiến hành có hiệu quả và thông suốt. Với cơ cấu công ty được thể hiện theo sơ đồ sau:

Sơ đồ tổ chức của công ty Dệt 19/5

* Ban lãnh đạo gồm có: 1 tổng giám đốc và 3 phó tổng giám đốc trong đó 1 phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật và đầu tư, 1 phó tổng giám đốc nội chính và 1 phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh.

- Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân, là người lãnh đạo cao nhất trong công ty, phụ trách và chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của công ty. Trợ giúp cho tổng giám đốc có 3 phó tổng giám đốc phụ trách từng mảng hoạt

Tổng Giám Đốc PTGĐ phụ trách kinh doanh P.KH Thị trường P.Vật Các Nhà Máy P.Kỹ Thuật P.Qlý Chất lượng P. Đtư Phát Triển P. TC Lao Động P. Tài Vụ P. Văn Thư PTGĐ phụ trách KT& Đầu Tư PTGĐ Nội chính Khu vực liên doanh liên kết

động của công theo sự phân công của tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và pháp luật về những việc được giao.

- Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật và đầu tư: phụ trách về mặt quản lý tài sản cố định cảu công ty (máy móc thiết bị, nhà xưởng), kỹ thuật sản xuất của công ty. Ngoài ra còn phụ trách về các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (đầu tư mới và cải tạo lại). Phụ trách trực tiếp phòng kỹ thuật sản xuất, phòng quản lý chất lượng và phòng đầu tư phát triển.

- Phó tổng giám đốc nội chính: phụ trách các công tác hành chính, đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty, lập kế hoạch sử dụng và quản lý vốn trong công ty. Trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các phòng tài vụ, phòng tổ chức lao động, phòng văn thư.

- Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh: phụ trách hoạt động Marketing tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty, phối hợp với phòng kế hoạch để lên kế hoạch sản xuất hàng tháng, chỉ đạo phòng vật tư xác định nhu cầu về vật tư phù hợp với yêu cầu và tiến độ sản xuất. Phụ trách trực tiếp phòng kế hoạch thị trường, phòng vật tư và các nhà máy.

Ngoài ra công ty còn có các phòng ban chức năng giúp giám đốc quản lý điều hành mọi hoạt động của công ty. Một số chức năng của các phòng ban chính như sau:

- Phòng kế hoạch thị trường: nhiệm vụ chủ yếu là tham mưu cho lãnh đạo xây dựng, chỉ đạo và thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kế hoạch vật tư kỹ thuật trong công ty, giúp công ty chủ động trong kế hoạch sản xuất kinh doanh, chủ động ký kêt hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các đối tác. Mặt khác tìm kiếm và phát triển thị trường tiêu thụ, xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.

- Phòng vật tư: tham gia lập kế hoạch tiêu thụ vật tư, quản lý và cung ứng vật tư đầy đủ và kịp thời với tiến độ sản xuất. Tìm kiếm những

nguồn cung ứng nguyên vật liệu ổn định và có chất lượng tốt. Chỉ đạo, tổ chức công tác bốc dỡ vận chuyển vật tư, hàng hoá và bảo quản tốt chúng.

- Phòng tài vụ: Có nhiệm vụ lập các kế hoạch tài chính, quản lý vốn của công ty và chuẩn bị, cung ứng cho các hoạt động sản xuật kinh doanh. Mặt khác, hạch toán chi phí các hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hồi vốn, hạch toán các nguồn thu của công ty, kiểm tra báo cáo tài chính, chứng từ thanh toán, cân đối bảng kế toán và đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và tham gia thẩm định các phương án đầu tư.

- Phòng tổ chức lao động tiền lương: với nhiệm vụ chủ yếu là giúp giám đốc quản lý toàn bộ lao động tỏng công ty, xây dựng kế hoạch trả lương, thưởng, phúc lợi cho các cán bộ công nhân viên, tổ chức đào tạo và tuyển dụng lao động theo yêu cầu sản xuất, điều động lao động giữa các bộ phận, giải quyết các chế độ chính sách cho công nhân viên chức.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến động lực làm việc của lao động gián tiếp tại công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Dệt 19 trên 5 Hà Nội (Trang 31 - 37)