Những ảnh hưởng tiêu cực

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến động lực làm việc của lao động gián tiếp tại công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Dệt 19 trên 5 Hà Nội (Trang 64 - 66)

- Văn hóa của công ty

2.3.2Những ảnh hưởng tiêu cực

4. Quan điểm của người lãnh đạo và nhân viên vềphong cáchlãnh đạo.

2.3.2Những ảnh hưởng tiêu cực

- Nhân viên ít am hiểu các hoạt động khác trong công ty ngoài hoạt động chuyên môn của mình. Với cách lãnh đạo trên, lãnh đạo công ty cho rằng mỗi nhân viên làm việc hiệu qủa khi chỉ đi sâu vào làm việc trong chuyên môn của mình, không nhất thiết phải biết thêm công việc của các phòng ban khác và do đó không cần thiết phải luân chuyển nhân viên giữa các phòng ban. Việc này dẫn đến 3 hậu quả sau: thứ nhất là làm tăng sự nhàm chán của các nhân viên trong quá trình thực hiện công việc nhưng họ lại không được lãnh đạo khuyến khích luân chuyển công việc. Thứ 2, làm cho sự phối hợp hoạt động giữa các phòng ban ít đạt hiệu quả do không hiểu rõ các công việc của nhau. Thứ 3, trong tương lai chính những nhân viên này sẽ là những người lãnh đạo trong công ty, nhưng việc họ chuyên môn hoá công việc sâu, lại chưa hiểu được công việc của các phòng ban. Hậu quả của việc này dẫn đến hình thành lên một đội ngũ lãnh đạo chưa đáp ứng đủ những yêu cầu cần thiết của người lãnh đạo, người lãnh đạo chưa hiểu hết các hoạt động của công ty mình.

- Lãnh đạo còn mang nặng tính chủ quan, thiếu kiến thức liên quan đến quản lý. Lãnh đạo công ty mới chỉ dừng lại ở việc nhận thức được tầm quan trọng của các nhân viên trong công ty. Dẫn đến chưa đáp ứng được một sự đầu tư cần thiết cho nguồn nhân lực tại công ty.

- Tỉ lệ luân chuyển lao động cao do nhân viên cảm thấy thù lao trong công ty cũng như đời sống tinh thần trong công ty chưa được quan tâm một cách đúng mức. Mặt khác, nhân viên cảm thấy ít hứng thú khi làm việc tại công ty. Tuy nhiên tình trạng này vẫn chưa được các nhà lãnh đạo tìm hiểu và đưa ra những biện pháp giải quyết thoả đáng.

- Lãnh đạo có xu hướng chú trọng đến kết quả. Tuy nhiên nhân viên lại thường bị động trong quá trình lập kế hoạch do chỉ tiêu công việc được giao từ trên xuống. Do khối lượng công việc nhiều nên nhân viên phải thật sự gắng sức để hoàn thành công việc. Hơn thế nữa, công việc đảm nhiệm tương đối căng thẳng, nhàm chán nhưng khó áp dụng luân chuyển công việc vì nhân viên thiếu kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực khác. - Ít được chia sẻ thông tin từ cấp trên dẫn đến sự hiểu biết về tình hình hoạt động kinh doanh và thiếu sự phối hợp giữa hoạt động chuyên môn với các hoạt động khác. Việc ban lãnh đạo không tham khảo ý kiến của nhân viên trong quá trình lập kế hoạch và ra quyết định sẽ khó khăn cho ban lãnh đạo trong việc định hướng các mục tiêu một cách rõ ràng và phù hợp với khả năng của công ty. Mặt khác làm cho các nhân viên bị động trong quá trình thực hiện công việc theo những chỉ tiêu mà ban lãnh đạo giao cho. Vai trò của người lao động không được phát huy một cách triệt để và hiệu quả trong quá trình thực hiện công việc.

- Hoạt động đào tạo còn yếu kém do đó nhân viên ít có cơ hội nâng cao hiểu biết cũng như hiệu quả làm việc. Tổng số tiền chi cho hoạt động đào tạo chỉ bằng 2% tổng tiền lương của công ty. Hay nói cách khác hoạt động đào tạo được diễn ra rất nghèo nàn. Hoạt động đào tạo thường niên cho cán bộ công nhân viên gần như không có. Các hoạt động đào tạo tổ chức cho nhân viên được diễn ra chủ yếu theo yêu cầu của sở, ban ngành hoặc trợ cấp thêm cho những nhân viên nào muốn học thêm kiến thức.

Trên cơ sở phân tích trên cho thấy, lãnh đạo ở đây chưa coi trọng đầu tư

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến động lực làm việc của lao động gián tiếp tại công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Dệt 19 trên 5 Hà Nội (Trang 64 - 66)