Những ảnh hưởng tích cực:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến động lực làm việc của lao động gián tiếp tại công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Dệt 19 trên 5 Hà Nội (Trang 62 - 64)

- Văn hóa của công ty

2.3.1.Những ảnh hưởng tích cực:

4. Quan điểm của người lãnh đạo và nhân viên vềphong cáchlãnh đạo.

2.3.1.Những ảnh hưởng tích cực:

- Nhân viên có tác phong làm việc chuyên nghiệp và chấp hành kỉ luật tốt. Trong đó có 80,7% nhân viên được hỏi đều cảm thấy những quy định, quy tắc trong công ty là phù hợp với bản thân họ. Những quy định này được coi là chuẩn mực hành vi cho các thành viên trong công ty. Hơn thế nữa việc chấp hành những quy định của công ty được nhân viên chấp hành một cách thoải mái. Họ cho rằng những quy định này là một trong những công cụ quản lý hiệu quả đối với tổ chức và rất nghiêm chỉnh chấp hành những quy định do ban lãnh đạo ban hành. Thái độ chấp nhận và thoải mái khi tuân thủ nội quy của những nhân viên cũ còn giúp rèn luyện tác phong của những nhân viên trẻ, nhân viên mới làm việc tại công ty, giúp họ hoà nhập với môi trường trong công ty nhanh chóng hơn.

- Duy trì, chú trọng yếu tố công bằng sẽ làm giảm được mâu thuẫn trong tổ chức. Duy trì yếu tố này trong tổ chức giúp cho nhân viên thực sự tin tưởng cấp trên trong việc đánh giá nhân viên. Không có sự cạnh tranh, so bì giữa các nhân viên. Giảm sự mâu thuẫn trong công ty có tác dụng làm cho mối quan hệ trong tổ chức bớt phức tạp, hỗn độn và mất phương hướng, giúp công ty thống nhất được các mục tiêu đề ra.

- Trong công việc nhân viên cảm thấy ít gần gũi với cấp trên, có thể nhận được sự tư vấn của cấp trên nếu thấy cần thiết. Họ có quyền tự mình quyết định nhiều vấn đề liên quan đến chuyên môn của mình, do đó tạo được sự chủ động trong công việc và có điều kiện rèn luyện kiến thức chuyên môn sâu hơn, cho nhân viên có cơ hội vận dụng kiến thức đã học vào thực tế và trau dồi kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Việc lãnh đạo để cho nhân viên quyền tự chủ trong công việc còn giúp cho nâng cao vai trò và giá trị công việc cho nhân viên. Điều này có tác dụng đáng kể trong việc tạo động lực cho nhân viên cấp dưới trong quá trình thực hiện công việc.

- Cách quản lý bằng việc giao mục tiêu, nhiệm vụ công việc cho nhân viên và kiểm tra chất lượng công việc còn có tác dụng hình thành lên một nhóm nhân viên có ý thức cao trong việc thực hiện công việc. Tạo điều kiện thuận lợi cho lãnh đạo trong việc áp dụng những phong cách quản lý hiện đại, dần dần tin tưởng và trao quyền cho nhân viên, cho nhân viên tự quản lý chính mình. Nâng cao tính tự quản, tự giác của nhân viên, lãnh đạo cũng tốn ít, thời gian và công sức hơn để quản lý nhân viên của mình. Tạo điều kiện để áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ (TQM). - Dễ trong việc quy định trách nhiệm rõ ràng cho nhân viên. Mỗi nhân viên trong công ty được giao những nhiệm vụ nhất định tuỳ theo chuyên môn của mình và lãnh đạo kiểm tra ở khâu cuối cùng sẽ dễ dàng quy định

trách nhiệm cho nhân viên hơn khi xảy ra sự cố. Và việc đánh giá thành tích của nhân viên cũng được tiến hành thuận lợi hơn. Đạt được tính hiệu quả về thời gian khi tiến hành xử lý các vụ việc có thể xảy ra.

- Chất lượng công việc tương đối ổn định. Việc áp dụng phong cách quản lý trên cũng có ưu điểm là tiến độ cũng như chất lượng công việc được duy trì ổn định do ít có sự xáo trộn trong tổ chức. Việc thực hiện các mục tiêu dễ được hoàn thành hơn.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến động lực làm việc của lao động gián tiếp tại công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Dệt 19 trên 5 Hà Nội (Trang 62 - 64)