Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Phát triển kinh doanh dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 41 - 43)

5. Bố cục của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng cả thông tin sơ cấp và thứ cấp.

2.2.1.1. Thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp được tác giả sử dụng nghiên cứu trong đề tài chủ yếu lấy từ các báo cáo, tổng kết chuyên đề qua các năm của Agribank Phú Thọ và của Ngân hàng nhà nước tỉnh Phú Thọ. Ngoài ra, đề tài tham khảo thêm một số thông tin, số liệu thứ cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng: Tạp chí ngân hàng, Thời báo kinh tế Việt Nam và các trang web có liên quan…

2.2.1.2. Thông tin sơ cấp

Để thực hiện đề tài này tác giả tiến hành thu thập thông tin theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, cụ thể như sau:

Địa điểm nghiên cứu: Thành phố Việt Trì và 12 huyện thị của Tỉnh

Phú Thọ.

Số lượng mẫu được chọn là 200 khách hàng. Để đảm bảo tính đại diện, đề tài chọn nghiên cứu một số địa bàn được phân bổ như sau: Thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phố Việt Trì 60 mẫu do ở đây tập trung đông dân cư nhất và có số lượng người sử dụng dịch vụ thẻ ATM nhiều nhất; 04 huyện tiêu biểu là Phù Ninh, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Sơn mỗi huyện 35 mẫu vì số khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ ATM tại các huyện này chiếm một tỷ lệ khá cao trong hệ thống Agribank Phú Thọ.

Theo báo cáo kết quả dịch vụ thẻ của Agribank Phú Thọ năm 2013 thì tổng số thẻ phát hành đến 31/12/2013 của toàn chi nhánh đạt 95.657 thẻ, tỷ lệ tăng 21,5% so năm 2012, đạt 134% kế hoạch; số dư trên tài khoản thẻ đạt 149 tỷ đồng, đạt 161% so với kế hoạch năm 2013. Trong đó một số chi nhánh hoàn thành vượt chỉ tiêu như: Phù Ninh đạt 135% kế hoạch với số dư trên thẻ đạt 15 tỷ đồng, Đoan Hùng đạt 126% kế hoạch với số dư trên tài khoản thẻ đạt 14 tỷ đồng, Thanh Sơn đạt 120% kế hoạch với số dư trên tài khoản thẻ đạt 17 tỷ đồng, Hạ Hòa đạt 117% kế hoạch với số dư trên tài khoản thẻ đạt 13 tỷ đồng.

Đối tượng nghiên cứu: Là khách hàng sử dụng thẻ của Agribank, các đơn vị chấp nhận thẻ như nhà hàng, bệnh viện... và khách hàng tiềm năng.

Phương pháp tiến hành điều tra: Tác giả xây dựng phiếu điều tra

theo các nội dung chủ yếu như: ý kiến phản hồi của khách hàng về chất lượng dịch vụ thẻ, mạng lưới lắp đặt máy ATM, thái độ phục vụ khách hàng, khả năng thanh toán, tiện ích của thẻ, biểu phí dịch vụ,…. Kết cấu phiếu điều tra gồm 3 phần:

Phần I: Thông tin chung về khách hàng với 5 câu hỏi về họ tên, trình độ, nghề nghiệp…

Phần II: Ý kiến của khách hàng về sản phẩm dịch vụ thẻ của Agribank Phú Thọ. Gồm có 10 câu hỏi. Khách hàng sẽ chọn câu trả lời tương ứng mà mình cho là thích hợp nhất.

Phần III: Khảo sát khách hàng về chất lượng sản phẩm dịch vụ thẻ của Agribank. Gồm có 15 câu hỏi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong phần này: căn cứ vào tiêu chí “Mức độ quan trọng” khách hàng sẽ lựa chọn các yếu tố được liệt kê có tầm quan trọng như thế nào trong việc lựa chọn sử dụng dịch vụ thẻ của Agribank Phú Thọ. Từ (1): mức độ quan trọng thấp nhất đến (5): mức độ quan trọng cao nhất.

Thời gian điều tra: tháng 11 năm 2013.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh doanh dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)