Về thanh toán công nợ

Một phần của tài liệu Kế toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa (Trang 94 - 96)

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH

2.3.Về thanh toán công nợ

2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOÀN HIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY TNHH VANG

2.3.Về thanh toán công nợ

Về thanh toán công nợ khách hàng

Trong điều kiện kinh doanh hiện nay,Công ty phải cạnh tranh gay gắt với các Công ty cùng ngành hàng, việc tìm kiếm và thu hút khách hàng là vấn đề mang tính sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty. Khách hàng của Công ty chhủ yếu là khách hàng thường xuyên, mua hàng với khối lượng lớn và chủ yếu là thanh toán chậm, điều này dẫn đến Công ty bị chiếm dụng vốn. Trong thời gian qua, công nợ là vấn đề quan tâm hàng đầu của Công ty. Công ty bán hàng theo hình thức trả chậm có hể tăng doanh số bán hàng nhưng khả năng an toàn về mặt tài chính thấp. Vì vậy công ty cần có biện pháp để quản lý và thu hồi các khoản nợ nhanh hơn, đảm bảo đúng quy định

Trong hoạt động kinh doanh hàng hoá, để giữ được khách hàng thường xuyên và cạnh tranh được hiệu quả thì không doanh nghiệp nào tránh được trường hợp bán chịu. Tuy nhiên, vừa để nâng cao chất lượng bán hàng, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, Công ty nên có những nguyên tắc sau:

-Tất cả khách hàng của Công ty mua không thanh toán ngay đều phải ký hợp đồng kinh tế , trên cơ sở định mức công nợ bán hàng chung của toàn Công ty mà điều tiết linh hoạt đối với từng khách hàng cho phù hợp. Phòng kinh doanh trên cơ sở căn cứ lượng hàng hoá tiêu thụ bình quân hàng tháng phối hợp cùng phòng kế toán xây dựng định mức dư nợ cụ thể cho từng khách hàng. Đối với khách hàng gần đến hạn trả tiền Công ty nên gửi thông báo yêu cầu trả tiền trước 2-3 ngày để nhắc nhở khách hàng phải trả đúng hạn. Trong trường hợp khách hàng không thanh toán đúng hạn Công ty có thể thi hành lãi suất trả chậm 1,5%/ tháng. Công ty ngừng cung cấp hàng hoá nếu có hiện tượng thường xuyên thanh toán không đúng hạn, dây dưa nợ hoặc không có khả năng trả.

-Tuỳ thuộc vào từng đối tượng khách hàng mà Công ty quyết định có nên bán chịu hay không, thời hạn nợ là bao nhiêu. Đối với khách hàng mà Công ty không nắm chắc tình hình tài chính của họ thì Công ty không nên bán chịu.

-Phải thường xuyên có sự trao đổi thông tin về công nợ của khách hàng giữa phòng kế toán và phòng kinh doanh để phòng kinh doanh căn cứ vào hạn mức nợ cho phép của mỗi khách hàng để quyết định có viết hoá đơn cung cấp hàng hay không. Đây là một trong những giải pháp quan trọng đảm bảo dư nợ an toàn.

-Kế toán công nợ định kỳ 10 - 15 ngày gửi giấy báo công nợ đến khách hàng vừa để đối chiếu công nợ vừa để kiểm tra việc hạch toán kế toán. Phải thường xuyên đôn đốc khách hàng thanh toán nợ. Công ty nên có những chính sách thưởng cho khách hàng thanh toán trước hạn hoặc đúng hạn quy định.

-Công bố rộng rãi chính sách tín dụng của Công ty cho khách hàng biết. Chính sách tín dụng thể hiện sự quan tâm của Công ty đối với khả năng thanh toán của khách hàng, đặc biệt là khách hàng mới. Công ty nên nêu rõ những quy định về thời hạn thanh toán, lượng hành mua được hưởng chiết khấu, hồi khấu…

-Tổ chức quản lý chặt chẽ các khoản nợ, cụ thể kiểm tra thời hạn nợ chi tiết đối với từng khách hàng, từng hoá đơn, từng hợp đồng mua bán hàng hoá để phát hiện ra những trường hợp khách hàng nợ quá hạn và từ đó có biện pháp thu hồi công nợ.

Một phần của tài liệu Kế toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa (Trang 94 - 96)