Bổ sung thêm tài khoản

Một phần của tài liệu Kế toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa (Trang 96 - 98)

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH

2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOÀN HIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY TNHH VANG

2.4.2. Bổ sung thêm tài khoản

Để hạn chế bớt những thiệt hại và chủ động hơn về tài chính trong trường hợp rủi ro do các tác nhân khách quan như thấy thu các khoản nợ phải thu của khách hàng. Nhà nước cho phép các doanh nghiệp lập dự phòng để phần nào giảm bớt những rủi ro đó. Thực chất việc lập dự phòng là quyền lợi về mặt tài chính của Công ty mà nhà nước đã hỗ trợ một phần cho việc mất mát đó. Hơn nữa phương thức thanh toán của Công ty chủ yếu là trả chậm song Công ty lại không lập “dự phòng phải thu khó đòi”. Điều này không nên vì khi xẩy ra rủi ro thực sự thì Công ty phải hoàn toàn chịu trách nhiệm mà không có khoản nào bù đắp, làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong kỳ. Mặt khác việc lập dự phòng rất có lợi cho doanh nghiệp vì nếu dự phòng xảy ra thì đó là nguồn bù đắp, còn nếu không xẩy ra thì doanh nghiệp hoàn nhập dự phòng vào thu nhập bất thường vẫn đẩm bảo cân bằng giữa doanh thu và chi phí.

tiền khách hàng không trả được ( không có khả năng trả) và lập dự phòng cho những khách hàng đó.

Theo quy định khách hàng nợ quá 2 năm trở lên kể từ ngày

hết hạn thanh toán mới được quyền trích lập dự phòng, chỉ lập dự phòng đối với khách hàng thực sự mất khả năng thanh toán số nợ của Công ty. Trường hợp đặc biệt tuy chưa quá hạn 2 năm nhưng con nợ đang trong thời gian xem xét giải thể, phá sản hoặc có dấu hiệu khác như bỏ chốn, đang bị giam giữ xét hỏi…thì cũng được coi là nợ khó đòi.

Để hạch toán dự phòng phải thu khó đòi, Công ty dùng TK 139- Dự phòng phải thu khó đòi.

TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi. - Bên nợ:

+ Xử lý nợ phải thu thực tế thất thu.

+ Hoàn nhập dự phòng đã lập vào thu nhập bất thường. - Bên có: + Lập dự phòng phải thu khó đòi.

- Dư có: + Dự phòng đã lập hiện còn. Cách hạch toán:

-Khi lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, kế toán ghi: Nợ TK 642 (6426)-: Số trích lập dự phòng.

Có TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi.

-Trong năm, nếu nợ phải thu khó đòi thực sự xẩy ra, kế toán ghi bút toán: + Số tiền nợ không đòi được:

Nợ TK 642 (6424): Số tiền thực mất. Có TK 131: Số tiền không đòi được. + Ghi đơn

Nợ TK 004: Nợ phải thu khó đòi đã xử lý.

+ Nếu sau khi đã xử lý số nợ phải thu khó đòi mà Công ty đòi được tiền, kế toán ghi:

Nợ TK 111,112: Tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng. Có TK 721: Tổng số tiền đòi được. Mức dự phải thu khó đòi Số nợ phải thu khó đòi % nợ có khả năng mất (ước tính) = x

Đồng thời ghi Có TK 004: Nợ phải thu khó đòi đã xử lý.

-Nếu sau khi lập dự phòng mà nợ phải thu khó đòi không xẩy ra, kế toán hoàn nhập dự phòng vào thu nhập bất thường:

Nợ TK 139: Số dự phòng đã lập.

Có TK 721: Số dự phòng lập nhưng không xẩy ra. Đồng thời tính lại số dự phòng phải lập cho năm nay.

Nợ TK 642 (6426): Số trích lập dự phòng. Có TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi.

Bộ Tài chính quy định mức dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi không vượt quá 20% tổng số dư nợ phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm cuối năm và đảm bảo doanh nghệp không bị lỗ.

Một phần của tài liệu Kế toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w