Đánh giá tổng hợp hiệu quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2001-

Một phần của tài liệu Một số biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quả kinh doanh xây lắp của Công ty Xây lắp Thương mại I (Trang 29 - 31)

I. Đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Công ty.

2.2. Đánh giá tổng hợp hiệu quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2001-

đoạn 2001-2005

Để thấy rõ hiệu quả kinh doanh xây lắp của Công ty Xây lắp Thương mại I ta xem xét bảng chỉ tiêu tài chính sau:

Bảng 9: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của Công ty Xây lắp Thương mại I. Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 DT thuần Tr. đồng 220.09 3 238.077 225.352 268.667 301.000 LNST Tr.đồng 20.759 18.880 22.489 44.083 35.574 Tổng vốn Tr.đồng 182.06 5 198.720 196.212 206.558 213.223 VCSH Tr.đồng 96.814 105.267 105.350 108.973 110.210 Nợ NH Tr.đồng 70.520 75.760 74.764 78.943 86.273 ROA % 9,43 7,93 9,97 16,41 11,81 ROE % 21,44 17,93 21,34 40,45 32,27 Hệ số nợ 0,88 0,89 0,86 0,89 0,93

Qua bảng chỉ tiêu tài chính ta thấy chỉ số ROA và ROE năm 2004 cao nhất trong 5 năm. ROA cho biết tỷ lệ sinh lời của tổng vốn tại Công ty tương đối cao nhưng mức tăng chưa ổn định thể hiện là năm 2002 tỷ lệ LNST/ TV chỉ đạt 7,93% thấp hơn năm 2001 1,5% . Năm 2003 và 2004 chỉ số này lại

nhảy vọt lên 9,97% và 16,41% đã thể hiện bước tiến dài trong kinh doanh xây lắp của Công ty. Song Công ty vẫn chưa giữ được mức tăng trương đó nên năm 2005 chỉ số sinh lời của tổng vốn lại giảm xuống còn 11,81%. Phân tích ta thấy hệ số nợ từng năm có xu hướng ổn định nằm trong khoảng 0,8 đến 0,93. Hệ số nợ cho biết cơ cấu giữa vốn nợ và vốn chủ sở hữu của Công ty Xây lắp Thương mại I tương đối hợp lý. Chỉ số ROA và ROE cao vì vậy Công ty nên có biện pháp mở rộng cơ cấu vốn vay nâng cao năng lực tài chính nhằm tăng khả năng thắng thầu trong đấu thầu xây lắp.

Tổng doanh thu năm 2004 không phải là cao nhất trong 5 năm nhưng lãi ròng cao nhất so với 4 năm còn lại. Năm 2005 tuy giảm so với năm 2004 nhưng vẫn cao hơn so với các năm 2003, 2002, 2001. Tỷ suất lợi nhuận năm Nhìn chung tỷ suất lợi nhuận có xu hướng tăng nhưng chưa đều, điều này chứng tỏ công tác dự thầu và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của Công ty không phát huy được hết các nguồn năng lực xây lắp, công ty phải có biện pháp để hoàn thiện hơn cả về cơ cấu tổ chức, cơ cấu sản xuất, năng lực xây lắp, phát triển thương hiệu, năng lực tài chính,… để Công ty có thể đạt được nhiều hợp đồng xây lắp hơn.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quả kinh doanh xây lắp của Công ty Xây lắp Thương mại I (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w