III. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xây lắp
3.3.1. Thị trường, đối tượng Công ty phải hướng tới để phục vụ
Trong cơ chế thị trường, đặc trưng là mức độ cạnh tranh rất gay gắt, thì việc nắm bắt, am hiểu thị trường là tối cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Hiện tại Công ty Xây lắp Thương mại I chưa có bộ phận Marketing, mà thực hiện các công việc này là do phòng kinh doanh đảm nhiệm. Do đó công việc không thể chuyên trách được, cho nên hiệu quả mang lại chưa lớn và còn chưa ổn định đặc biệt trong năm 2002 tốc độ tiêu thụ sản phẩm chỉ có 5,35%. Như vậy, hiện tại và trong thời gian tới việc tổ chức ra một bộ phận Marketing là rất cần thiết.
Xuất phát từ yêu cầu trên, Công ty nên tổ chức ra một bộ phận Marketing tách riêng khỏi phòng Kinh doanh, chuyên chịu trách nhiệm về công tác khai thác và tìm hiểu thị trường. Phòng Marketing có thể tổ chức theo sơ đồ sau:
Sơ đồ sơ đồ phương án tổ chức phòng Marketing
Bảng số 26: Cơ cấu lao động của phương án tổ chức phòng Marketing
STT Chức năng Số người
1 Trưởng phòng 1
2 Bộ phận thu thập thông tin 2
3 Bộ phận xử lý thông tin 1
4 Tổng 4
Như vậy, lượng lao động gián tiếp sẽ tăng lên 4 người, với mức lương 1,5 triệu đến 2 triệu đồng/ một người, thì hàng năm chi phí tiền lương tăng lên khoảng 85 triệu đến 95 triệu đồng. Bên cạnh đó chi phí cho công tác tổ chức ra phòng Marketing như: mở Website, mua 2 máy tính cá nhân, chi phí tuyển nhân viên của phòng và các công cụ phụ trợ khác tổng chi phí khoảng 30 triệu đồng.