Biện pháp thứ nhất: Huy động thêm vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Một số biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quả kinh doanh xây lắp của Công ty Xây lắp Thương mại I (Trang 60 - 65)

III. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xây lắp

3.1.Biện pháp thứ nhất: Huy động thêm vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

3.1.1. Huy động vốn, công việc quan trọng phải làm nếu muốn mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Vốn là một trong ba yếu tố đầu vào quyết định của quá trình sản xuât. Đặc biệt trong cơ chế thị trường thì tiềm lực vốn lại càng có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Có thể nói vốn và công nghệ là hai yếu tố quyết định giúp doanh nghiệp chiến thắng đối thủ cạnh tranh. Tính đến cuối năm 2005 Công ty Xây lắp Thương mại I có qui mô vốn khoảng 213.223 triệu đồng, so với các Công ty như Vinaconex; HUD; …. thì đây là số vốn còn quá bé nhỏ. Trong khi đó thị trường của BIC tương đối rộng trải từ Lạng Sơn đến Thành Phố Hồ Chí Minh. Công ty mới chỉ có khả năng tranh những gói thầu qui mô nhỏ, số vốn đầu tư ít. Để giải quyết được vấn đề này Công ty phải thực hiện các bước công việc sau:

Bước 1: Chúng ta hãy bắt đầu từ việc xác định nhu cầu về vốn.

Với khả năng huy động còn hạn chế và để nâng cao hiệu quả sử dụnh các nguồn vốn có được thì trước hết, Công ty phải xác định nhu cầu vốn còn thiếu của mình. Hình thành nên cơ cấu vốn cố định và vốn lưu động.

◘ Đối với vốn cố định: Nếu muốn mở rộng thị trường kinh doanh VLXD Công ty nên đầu tư mở rộng qui mô sản xuất xi măng và nhà máy cán thép nhằm thực hiện chính sách vừa tự sản xuất để đáp ứng VLXD cho các công trình đang thi công vừa đẩy mạnh bán ra thị trường các loại VLXD cơ bản. Dần dần hạn chế nhập các mặt hàng mà Công ty có thể tự sản xuất với giá thành thấp hơn thuê gia công bên ngoài hay các VLXD của công ty khác bán ra. Khả năng sản xuất xi măng và thép của Công ty vẫn còn hạn chế và đầu tư chưa được thích đáng, lượng thép và xi sản xuất ra mới đủ cung ứng cho nhu cầu vật liệu xây lắp của Công ty. Lượng thép và xi bán ra thị trường chưa nhiều, mặt hàng thép xây dựng thì phần lớn Công ty phải nhập hay nhận làm đại lý cho các doanh nghiệp khác chuyên sản xuất thép như công ty thép Nam Đô, công ty thép Thái Nguyên, ngoài ra Công ty Xây lắp Thương mại I tổ chức liên danh sản xuất thép theo các đơn đặt hàng và theo khối lượng

công trình trúng thầu. Theo ước tính cá nhân tôi Công ty phải cần khoảng 2,5 tỷ đồng cho đầu tư thêm 1 dây truyền sản xuất xi măng lò quay với công suất 9 tấn/ giờ. Nâng sản lượng sản xuất xi măng từ 40.000tấn/năm lên 80.000tấn/ năm. Và 3,5tỷ đồng cho đầu tư thêm một lò cán thép xây dựng

◘ Đối với vốn lưu động: Nhu cầu vốn lưu động không lớn như vốn cố định tính đến hết tháng 12 năm 2005 Công ty có khoảng 32 tỷ đồng, nằm nhiều trong lĩnh vực buôn bán VLXD và máy móc thiết bị. Để thực hiện được chương trình trên, Công ty cần có thêm khoảng 3 tỷ đồng vốn lưu động nữa, phục vụ cho khâu dự trữ nguyên vật liệu và các khâu liên quan đến công tác tiêu thụ sản phẩm, như mở thêm một số cửa hàng buôn bán VLXD ở các tỉnh thành có nhu cầu xây dựng lớn như thành phố Hải Dương, thành phố Bắc Ninh, thị xã Hà Đông. Đây là những khu vực có tốc độ đô thị hoá cao vì vậy cầu xây lắp rất lớn, Công ty có thể thâm nhập vào thị trường này một cách dễ dàng.

Như vậy, để có thể thực hiện được mục tiêu mở rộng thêm quy mô sản xuất trong lĩnh vực sản xuất xi măng, thép và một số nhu cầu đầu tư khác trong những năm tới, tổng vốn mà Công ty cần phải huy động khoảng 8 tỷ đồng.

Bước 2: Công việc tiếp theo phải làm chính là huy động vốn từ các

nguồn khác nhau.

Xét về mặt lý thuyết, mỗi doanh nghiệp đều có các chính sách huy động vốn, sử dụng vốn khác nhau saôch phù hợp với mục tiêu và điều kiện của mình. Trong chương I chúng ta đã xem xét chỉ số sinh lời của tổng vốn ROA của Công ty Xây lắp Thương mại I qua các năm là 9,43% năm 2001; 7,93% năm 2002; 9,97 năm 2003; 16,41% năm 2004; 11,81% năm 2005. So sánh với lãi suất vốn vay tại thời điểm hiện tại khoảng ………Như vậy, trong trường hợp này Công ty hoàn toàn có thể mở rộng vốn nợ bởi vì với chỉ số ROA > lãi suất vốn vay thì doanh lợi vốn chủ sở hữu sẽ tăng lên.

+ Vay vốn từ các tổ chức tín dụng: Các cụ có câu “người kinh doanh giỏi không phải là người kinh doanh bằng vốn tự có của mình”, hơn nữa cũng khó có ai có đủ vốn để có thể tự lực tiến hành sản xuất kinh doanh. Trong suốt quá trình tồn tại của mỗi doanh nghiệp, nguồn vốn vay luôn chiếm một vai trò cực kỳ quan trọng. Bên cạnh đó việc sử dụng vốn vay nhiều cũng có thể gây bất lợi cho các doanh nghiệp như chi phí lãi vay, khả năng thanh toán khi đến hạn, thủ tục xin vay,… Điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tính toán một cách hợp lý trước khi ra quyết định huy động vốn, đầu tư. Từ trước đến nay Công ty Xây lắp Thương mại I đã và đang có mối quan hệ tương đối tốt với các ngân hàng thương mại: Ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng; ngân hàng Agribank; ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam. Có thể nói đây là một lợi thế trong huy động vốn của Công ty Xây lắp Thương mại I, Công ty nên tận dụng, khai thác đa dạng hoá kênh huy động vốn của mình. + Huy động vốn từ cán bộ công nhân viên trong Công ty: Trong những năm gần đây, thu nhập của cán bộ nhân viên trong Công ty cũng được cải thiện nhiều, nếu Công ty có thể tuyên truyền, thuyết phục được họ về tính khả thi của dự án thì cũng có thể huy động được một ít vốn từ nguồn này. Hơn nữa khi họ đã bỏ vốn của mình vào tham gia hoạt động kinh doanh thì ý thức trách nhiệm sẽ được nâng cao hơn, do vậy hiệu quả trong khâu sử dụng lao động dứt khoát được nâng lên.

Từ đầu năm 2006 Công ty Xây lắp Thương mại I đã thực hiện xong quá trình cổ phần hoá, đầu quí I Công ty đã tổ chức thành công đại hội cổ đông lần đầu. Công ty nên mở rộng vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu trong và ngoài Công ty, mặt khác Công ty tiến hành niêm yết trên thị trường chứng khoán nhằm thu hút các cổ đông tham gia mua cổ phiếu.

3.1.2. Sử dụng vốn có hiệu quả - công việc không kém phần quan trọng so với huy động vốn

Có được nguồn vốn đã rất khó và cần thiết, nó quyết định doanh nghiệp có thực hiện được ý đồ kinh doanh của mình hay không, nhưng việc sử dụng

vốn hợp lý, có hiệu quả còn quan trọng hơn, bởi vì nó quyết định doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển được hay không.

◘ Vốn cố định: Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, Công ty phải nâng cao năng suất lao động, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, nâng cao quy mô lợi nhuận. Hiện tại trong lĩnh vực xây dựng và lĩnh vực thương mại vẫn còn một số máy móc đã cũ kỹ, khó có thể bán trong tình trạng bình thường, Công ty nên nhanh chóng thanh lý để có thể thu hồi được nguồn vốn ứ đọng này, khi khả năng sản xuất của lượng máy móc đó rất kém.

◘Vốn lưu động: Như đã phân tích ở trên, hiệu quả sử dụng vốn của Công ty còn thấp, đặc biệt là chỉ tiêu sinh lợi của vốn lưu động đang có xu hướng giảm. Để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì việc đẩy mạnh tốc độ luân chuyển của vốn rất quan trọng. Việc xác định nhu cầu vốn lưu động trong từng giai đoạn sẽ đặc biệt quan trọng, nếu xác định không chính xác hoặc thiếu hoặc thừa đều ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn. Hiện tại lượng vốn nằm trong khâu dự trữ VLXD và máy móc thiết bị (máy móc là hàng hoá) rất lớn. Công ty phải nhanh chóng tiêu thụ lượng hàng tồn kho này để giải phóng nguồn vốn ứ đọng. Như vậy, muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì công tác tiêu thụ rất quan trọng. Trong những năm tới Công ty phải chú ý tới việc đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, đặc biệt trong lĩnh vực buôn bán máy móc thiết bị và VLXD.

3.1.3. Những lợi ích có thể đạt được từ biện pháp này.

- Thứ nhất: Huy động thêm vốn tiến hành mở rộng quy mô sản xuất trong lĩnh vực sản xuất xi măng và sắt thép xây dựng một mặt đáp ứng cho nhu cầu xây lắp của các đội công trình trực thuộc Công ty, mặt khác đẩy mạnh bán ra thị trường sẽ giúp tăng doanh thu

- Thứ hai: Hiệu quả sử dụng vốn sẽ được nâng cao hơn do có được một cơ cấu vốn hợp lý, sử dụng tiết kiệm các yếu tố sản xuất, tốc độ luân chuyển vốn được nâng lên.

- Thứ ba: Tăng tiềm lực tài chính trong tương lai, nâng cao vị thế của Công ty trên thương trường.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quả kinh doanh xây lắp của Công ty Xây lắp Thương mại I (Trang 60 - 65)