1. Đào tạo với nâng cao NSLĐ
Bảng 20. Năng suất lao động qua các năm 2005- 2007
(Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự)
Đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo với việc nâng cao năng suất lao động bằng cách so sánh năm trước đào tạo và sau đào tạo. Nếu năm sau mà cao hơn năm NSLĐ trước chứng tỏ công tác đào tạo và phát triển NNL là hiệu quả, nếu NSLĐ không thay đổi tức là hoạt động đào tạo không có tác dụng còn NSLĐ thấp hơn lúc trước đào tạo thì hoạt động này đã thất bại hoàn toàn thậm chí còn gây nên những lãng phí rất lớn.
Xác định tốc độ tăng thông qua chỉ tiêu tốc độ tăng bình quân.
Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007
Giá trị tổng sản
lượng Tr.đ 277513,120 295096,831 308709,375
Tổng Quỹ tiền lương
Tr.đ 42589,4 45193 47180,85 Tổng số lao động Người 2098 2150 2235 NSLĐ bình quân Tr.đ/người /năm 132,275 137,254 138,125 Tiền lương bình quân Tr.đ/người /năm 20,30 21,02 21,11 Iw % + 3,76 + 0,63 Itl % + 3,55 + 0,43
Công thức: Iw = ( W1-W0)/ W0 * 100
Trong đó:
Iw: Tốc độ tăng NSLĐ bình quân
W1: Năng suất lao động năm cần đánh giá
W0: Năng suất lao động năm trước đó
Ta sẽ đánh giá hiệu quả của đào tạo với bằng việc xem xét ba vấn đề sau:
Biến động tuyệt đối
Năm 2006 NSLĐ biến động một lượng tuyệt đối so với năm 2005 là: 17583,711triệu đồng.
Năm 2007 so với năm 2006 biến động một lượng tuyệt đối là 13612,544 triệu đồng.
Biến động tương đối
Tốc độ tăng NSLĐ của năm 2006 so với năm 2005 là +3,76% Tốc độ tăng NSLĐ của năm 2007 so với năm 2006 là + 0,63%
Các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của chúng tới giá trị tổng sản lượng.
Giá trị tổng sản lượng = Tổng lao động * NSLĐ bình quân một lao động
Theo công thức trên, giá trị sản lượng tăng hay giảm là do ảnh hưởng của hai yếu tố: thứ nhất là, Tổng lao động trong công ty và thứ hai, NSLĐ bình quân một lao động.
Gọi Q là giá trị tổng sản lượng T là tổng số lao động
Wtb là bình quân một lao động Khi đó: Q = T* Wtb
Q2006= 2150*137,254= 295096,1(Triệu đồng) Q2007= 2235*138,125= 308709,375(Triệu đồng)
- Giá trị tổng sản lượng năm 2006 so với năm 2005 tăng một lượng = 295096,831 – 277513,120 = 17583,711(Triệu đồng)
+ Mức độ ảnh hưởng của tổng số lao động công ty
∆T
2006 = (T1-T0)* Wtb 0
= (2150-2098)*132,275= 6878,3
Do tổng số lao động trong công ty tăng từ 2098 người lên 2150 người tương ứng tăng 52 người làm cho Giá trị tổng sản lượng tăng thêm 6878,3 (Triệu đồng).
+ Mức độ ảnh hưởng của NSLĐ bình quân
∆Wtb
2006 = T1*( Wtb 1 - Wtb
0)
= 2150*(137,254 – 132,275)= 10704,85 (Triệu đồng)
NSLĐ bình quân năm 2006 so với năm 2005 tăng một lượng là 4,979 (Triệu đồng/năm) làm cho Giá trị tổng sản lượng tăng thêm 10704,85 (Triệu đồng)
- Giá trị tổng sản lượng năm 2007 so với năm 2006 tăng:
∆2007 = 308709,375 – 295096,831 = 13612,544 (Triệu đồng) + Mức độ ảnh hưởng của nhân tố tổng số lao động (T)
∆T
2006 = (2235-2150)*137,254= 11666,59 (Triệu đồng)
Do tổng số lao động tăng từ 2150 người (năm 2006) lên 2235 người vào năm 2007 tương ứng tăng 85 người làm cho Giá trị tổng sản lượng tăng 11666,59 (Triệu đồng).
+ Mức độ tác động của nhân tố NSLĐ bình quân
∆Wtb
Do tăng từ 137,254 (Triệu đồng/người/năm) lên 138,125 (Triệu đồng/người/năm) tương ứng tăng 0.871(Triệu đồng) làm cho Giá trị tổng sản lượng tăng thêm 1946,685 (Triệu đồng).
Như vậy trong cả hai năm 2006 và 2007, sự chênh lệch tăng lên của giá trị tổng sản lượng là do: sự tăng lên của quy mô lao động công ty và sự tăng lên của NSLĐ bình quân hàng năm. Theo bảng số liệu thì NSLĐ bình quân tăng lên từ 132,275 (Triệu đồng) lên 137,254 (Triệu đồng) tương ứng với tốc độ tăng 3,46%. Năm 2007 so với năm 2006 có tốc độ tăng là 0,63% tức là tốc độ tăng đã bị giảm đi rất nhiều.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do:
- Hoạt động SXKD của công ty đã có phần chững lại không tăng mạnh như các năm trước.
- Công ty chưa quan tâm đến chất lượng của các khóa đào tạo nên sau khi kết thúc khóa học thì trình độ và kĩ năng làm việc của người lao động chuyển biến rất ít.
- Bản thân các đối tượng vẫn chưa hiểu rõ về mục đích của đào tạo và phát triển NNL nên họ dường như xem nhẹ thậm chí là không chút quan tâm.
Trước tình hình đó công ty phải có những biện pháp nhằm nâng cao NSLĐ đặc biệt là phải lưu tâm đến chất lượng công tác đào tạo.
2. Đào tạo với vấn đề tiền lương
Bảng 21. Tiền lương của lao động qua các năm 2005- 2007
Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007
NSLĐ bình quân
Tr.đ/người /năm
132,275 137,254 138,125
Tiền lương bình quân
Tr.đ/người /năm 20,30 21,02 21,11 Iw % + 3,76 + 0,63 Itl % + 3,55 + 0,43 (Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự)
Thu nhập của người lao động trong công ty đã được cải thiện đáng kể và đạt mức trung bình khá so với các công ty hoạt động cùng lĩnh vực. Ba năm qua tiền lương của người đã liên tục tăng lên. Năm 2005, tiền lương của một người lao động là 20,30 triệu đồng/năm, năm 2006 con số này tăng lên 21,02 triệu đồng tức là tăng 0,72 triệu đồng/năm tương ứng với tốc độ tăng 3,55%. Năm 2007, tiền lương bình quân của một lao động là 21,11 Triệu đồng/năm tăng 0,43% so với năm 2006. Tuy nhiên, tốc độ tăng tiền lương bình quân đang có xu hướng chậm lại.
So sánh tốc độ tăng và tốc độ tăng tiền lương bình quân: +Xét năm 2006
Tốc độ tăng NSLĐ bình quân là 3,76% cao hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân (0,63%). Điều này thỏa mãn nguyên tắc trả lương, tốc độ tăng NSLĐ phải lớn hơn tốc độ tăng tiền lương. NSLĐ, tiền lương tăng là rất hợp học tập nâng cao trình độ.
+ Xét năm 2007
NSLĐ bình quân tăng với tốc độ 0,63% lớn hơn tốc độ tăng của tiền lương bình quân 0,43% - thỏa mãn một nguyên tắc của trả lương. Do tốc độ tăng NSLĐ bình
quân không cao nên tốc độ tăng tiền lương cũng ở mức rất khiên tốn. Điều đó chứng tỏ công tác đào tạo nguồn nhân lực ít có hiệu quả. Về mặt lí thuyết thì không có vấn đề gì phải bàn luận nhưng thực tế nếu tiền lương bình quân kì sau tăng không đáng kể so với kì trước sẽ làm cho người lao động không muốn cố gắng trong sản xuất cũng như không có động lực để tham gia các lớp đào tạo.
Vậy, công ty Cổ phần Xây lắp và Sản xuất Công nghiệp nên chú trọng thực hiện công tác đào tạo về mặt chất lượng để người lao động có cơ hội học tập, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ từ đó nâng cao NSLĐ và tiền lương. Khi đó, tiền lương sẽ có tác dụng níu giữ người lao động và thúc đẩy họ hăng hái làm việc.
3. Đào tạo với công tác cán bộ
Bảng 22. Kết quả thi nâng bậc thợ năm 2005- 2007
Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007
Tổng CNKT dự thi nâng bậc Người 172 193 190
Số CNKT thi đỗ và được lên bậc Người 124 143 153
Số CNKT không thi đỗ Người 48 50 37
Tỉ lệ được lên bậc % 72 74,12 80,21
(Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự)
Theo bảng ta thấy số lượng công nhân kĩ thuật thi nâng bậc đang tăng lên từng năm, trung bình mỗi năm công ty tổ chức cho khoảng 185 lao động thi nâng bậc thợ. Năm 2005, có 172 công nhân tham gia thi thì trong đó có 124 người đỗ và được lên bậc chiếm 72% tổng số lao động dự thi. 72% là một tỉ lệ chưa cao tuy nhiên tỉ lệ này đang dần thay đổi theo xu hướng tăng lên năm 2006 là 74,12% và năm 2007 là 80,21%.
Một trong những nguyên nhân phải kể đến là do nhiều công nhân tham gia khóa đào tạo nhưng chưa được bố trí một cách hợp lí giữa lịch làm việc và học tập. Biểu hiện của nó là có những lúc giờ làm việc lại trùng với giờ học tập. Do đó đã tạo nên các sự cố buộc họ phải làm việc thay vì tham gia lớp đào tạo. Để nắm bắt được kiến thức đó họ phải mượn tài liệu tham khảo từ các học viên khác. Do đó có nhiều vấn đề
mà họ không thể hiểu hết và đó là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của lao động.
Đánh giá kết quả ta thấy, hoạt động đào tạo của công ty vẫn còn yếu, chất lượng đào tạo chỉ ở mức trung bình khá. Do đó, công ty cần có các biện pháp củng cố tình hình hiện nay.
PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CIP