Hoàn thiện công tác đánh giá hiệu quả của hoạt động đào tạo và

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp cip (Trang 88 - 93)

I. Phương hướng phát triển của công ty Cổ phần Xây lắp và Sản xuất

8.Hoàn thiện công tác đánh giá hiệu quả của hoạt động đào tạo và

nguồn nhân lực

Đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển NNL sẽ cho ta biết mục tiêu mà công ty đặt ra có đạt được hay không, nếu đạt được thì ở mức độ nào, nếu

không đạt được thì tại sao, nguyên nhân của nó là gì. Từ nguyên nhân đó ta sẽ rút ra kinh nghiệm để tổ chức đào tạo và phát triển NNL trong những lần sau tốt hơn.

Để đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo thì đánh giá trên hai khía cạnh sau:

Kết quả thực hiện công việc của người lao động sau đào tạo

Thực chất của phương pháp này là so sánh kết quả sản xuất của người lao động trước và sau quá trình đào tạo nhằm đánh giá xem người lao động đã khắc phục được những nhược điểm tồn tại trước khi đào tạo hay chưa. Tùy vào mục đích của đào tạo đối với từng đối tượng lao động mà ta đưa ra tiêu thức đánh giá khác nhau. Một số tiêu thức thường được sử dụng trong đánh giá:

- Khối lượng công việc hoàn thành

- Chất lượng công việc hay tỉ lệ phế phẩm trong tổng số sản phẩm - Các kiến thức thiếu hụt đã được bổ sung hay chưa

- Thái độ làm việc

- Sự thành thạo trong sử dụng các kĩ năng sau đào tạo - Thái độ hợp tác đối với các đồng nghiệp

- Chấp hành kỉ luật lao động, nội quy trong công ty

Tương tự như vậy, ta có thể so sánh sự khác nhau giữa người lao động được đào tạo và người lao động không được đào tạo cùng thực hiện một công việc như nhau để đánh giá hiệu quả của đào tạo thông qua bảng mẫu sau:

MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SAU ĐÀO TẠO

Chỉ tiêu Lao động được

đào tạo

Lao động không qua đào tạo

Khối lượng công việc hoàn thành

Chất lượng công việc hay tỉ lệ phế phẩm trong tổng số sản phẩm

Các kiến thức thiếu hụt đã được bổ sung hay chưa

Thái độ làm việc

Sự thành thạo trong sử dụng các kĩ năng sau đào tạo

Thái độ hợp tác đối với các đồng nghiệp Chấp hành kỉ luật lao động, nội quy trong công ty

Đánh giá thông qua tham khảo ý kiến của các đối tượng lao động về các khóa học. Đối tượng lao động hơn ai hết là người trực tiếp tham gia vào khóa học nên ý kiến đánh giá của họ về khóa học có độ tin cậy rất lớn. Vì vậy, tham khảo ý kiến của học viên để đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển NNL là việc hết sức nên làm. Để thực hiện công việc này ta có thể sử dụng các bảng hỏi để điều tra mức độ thỏa mãn của người lao động đối với khóa học, nội dung của khóa học đã phù hợp chưa, có bổ sung cho người lao động những kiến thức đang thiếu hụt hay không, kinh phí đào tạo như vậy đã hợp lí chưa,…nếu chưa thì do những nguyên nhân nào. Số lượng học viên đánh giá tốt khóa học càng lớn thì khóa học càng hiệu quả và ngược lại.

Ưu điểm của phương pháp này chi phí bỏ ra thấp lại thực hiện được dễ dàng nhưng đòi hỏi người lập phiếu điều tra phải có kinh nghiệm lập phiếu, các câu hỏi phải bám sát chủ đề đang nghiên cứu có thế lượng thông tin thu thập được mới đầy đủ và chính xác.

Việc đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển NNL rất quan trọng nên công ty phải hết sức quan tâm tìm ra các mặt được và chưa được để kịp thời đưa ra các biện pháp khắc phục trong các lần đào tạo sau.

KẾT LUẬN

Thời gian 47 năm hoạt động trong lĩnh vực đã tạo điều kiện cho công ty đạt được những thành công nhất định. Sự tăng lên không ngừng của doanh thu SXKD, của lợi nhuận, của NSLĐ đã chứng tỏ công ty đang dần dần khẳng định hơn nữa vị trí của công ty trên thị trường trong nước đặc biệt là thị trường miền Bắc và miền Trung. Sự thành công này không thể phủ nhận vai trò của hơn 3000 lao động đang ngày đêm đóng góp công sức cho sự phát triển phồn thịnh của công ty. Để có được đội ngũ lao động vừa dồi dào về số lượng vừa đáp ứng về chất lượng phải kể đến sự quan tâm của các lãnh đạo công ty đối với hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nội bộ. Hoạt động này đã tạo nên sự chuyển biến ngày một tích cực trong chất lượng nguồn nhân lực công ty. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn những hạn chế phải kể đến. Vì vậy trong bài chuyên đề này em xin đưa ra một số giải pháp để công ty Cổ tham khảo nhằm hoàn thiện hơn công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, em xin cảm ơn sự hướng dẫn hết sức tận tình của thầy hướng dẫn TH.S Lương Văn Úc và sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi của các cô chú phòng Hành Chính Nhân sự công ty Cổ phần Xây lắp và Sản xuất Công nghiệp trong việc thu thập các số liệu liên quan để em hoàn thành thành công chuyên đề. Tuy nhiên, do sự hạn chế về thời gian và kiến thức nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Trần Xuân Cầu – “ Giáo trình Phân tích Lao động xã hội” – NXB Lao động.

2. Ths. Lê Xuân Cử - “ Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức ngành Lao động – Thương binh và Xã hội” - Tạp chí Lao động và Xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Ths. Nguyễn Vân Điềm và PGS. TS Nguyễn Ngọc Quân (2007), “ Giáo trình Quản trị nhân lực” – NXB ĐH Kinh tế Quốc Dân.

4. TS. Hà Văn Hội- “ Quản trị nhân lực trong doanh nghiệp” – NXB Lao động và Xã hội.

5. Ths. Lê Thị Hường – “ Nguồn nhân lực con người - yếu tố quyết định sự nghiệp CNH – HĐH” - Tạp chí Lao động và Xã hội, số 329.

6. Hồ sơ năng lực của công ty Cổ phần Xây lắp và Sản xuất Công nghiệp CIP năm 2007.

7. TS. Vũ Thị Mai – “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” - Tạp chí Lao động và Xã hội, số 319.

8. Ths. Lương Văn Úc – Cơ sở khoa học của đào tạo kĩ thuật và chuyển dịch cơ cấu lao động kĩ thuật giai đoạn 2001 – 2010 phục vụ CNH – HĐH đất nước.

9. Số liệu thống kê công tác đào tạo tại công ty Cổ phần Xây lắp và Sản xuất Công nghiệp CIP năm 2007.

TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CÔNG TY XÂY LẮP& SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---o0o---

Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2008

BẢN NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP

Sinh viên: Trương Thị Kiều Trang

Lớp: Kinh tế Lao động 46B

Khoa: Kinh tế và Quản lí Nguồn nhân lực

Trường: Đại học Kinh tế Quốc dân

Đã tham gia thực tập trong Công ty Cổ phần Xây lắp và Sản xuất Công nghiệp CIPC trong khoảng thời gian từ ngày 07/01/2008 đến 26/04/2008 tại phòng Hành chính Nhân sự. Sinh viên Trang đã hoàn thành đợt thực tập tại Công ty, Công ty có một số nhận xét về sinh viên như sau:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp cip (Trang 88 - 93)