Duy Hưng:
Sau 5 năm hoạt động, MB Trần Duy Hưng có quan hệ khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp. Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì quy mô tín dụng đối với doanh nghiệp ngày càng tăng lên và ổn định, số lượng các doanh nghiệp nhận được các khoản vay ngày càng nhiều, dư nợ cho vay tăng lên nhanh chóng qua các năm, tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp xây dựng, công nghiệp; tỷ lệ nợ xấu khá thấp và biến động theo tình hình thị trường. Tuy nhiên, tình hình kinh tế khu vực và thế giới vẫn có những diễn biến phức tạp, giá nguyên nhiên vật liệu biến động, nguồn nguyên liệu khai thác khó khăn... đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh, làm chậm lại tốc độ tăng trưởng của một số ngành, lĩnh vực như: xuất khẩu, xây dựng, sản xuất công nghiệp...
Để xem xét tổng quan hơn, chúng ta sẽ phân tích tình hình cho vay dự án theo ngành nghề kinh doanh của MB Trần Duy Hưng trong ba năm qua.
Bảng 2.11: Tình hình cho vay dự án theo ngành nghề kinh doanh Đv: Triệu đồng
Chỉ tiêu
năm 2007 năm 2008 năm 2009
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Dư nợ bình quân 84.328 100 95.983 100 176.684 100 Công nghiệp 27.149 32,19 29.618 30,86 54.219 30,69 Dịch vụ và TM 5.629 6,68 3.492 3,64 9.348 5,29 Xây dựng 45.236 53,64 57.365 59,77 98.647 55,83 Ngành khác 6.314 7,49 5.508 5,74 14.470 8,19
2. Nợ xấu 177 100 326 100 212 100 Công nghiệp 49 27,68 68 20,86 63 29,72 Dịch vụ và TM 56 31,64 97 29,75 78 36,79 Xây dựng 38 21,47 54 16,56 39 18,40 Ngành khác 34 19,21 107 32,82 32 15,09 3. Tỷ lệ NX/DNBQ 0,21% 0,34% 0,12% Công nghiệp 0,18% 0,23% 0,12% Dịch vụ và TM 0,99% 2,78% 0,83% Xây dựng 0,08% 0,09% 0,04% Ngành khác 0,54% 1,95% 0,22%
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007, 2008, 2009 của MB Trần Duy Hưng
Việc tăng trưởng dư nợ của chi nhánh chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực theo định hướng của MB Trần Duy Hưng, chủ yếu tập trung duy trì đối với nhóm khách hàng truyền thống thuộc ngành xây dựng và công nghiệp, kinh doanh thương mại... Cụ thể, ngân hàng tập trung chủ yếu vào ngành xây dựng nên dư nợ bình quân của ngành này tương ứng qua các năm: năm 2007 là 45.236 triệu đồng, năm 2008 là 57.365 triệu đồng và năm 2009 tăng lên 98.647 triệu đồng. Sở dĩ Ngân hàng cho vay nhiều đối với ngành Xây dựng vì hiện nay Thành phố Hà Nội đang được mở rộng về phía Tây với nhiều dự án xây dựng,cải tạo và phát triển thành phố.
Nhìn chung về tình hình dư nợ bình quân theo ngành kinh tế của chi nhánh qua ba năm là sự tăng trưởng ở tất cả các ngành. Xu hướng tăng của Dư nợ bình quân phản ánh điều kiện kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội. Tuy vậy cần gia tăng dư nợ bình quân của những ngành này. Dư nợ tăng cũng đồng nghĩa với rủi ro tăng nhưng chi nhánh không thể giảm dư nợ vì như vậy nghĩa là hạn chế giải quyết cho vay khi khách hàng cần.
Các khoản nợ xấu tập trung chủ yếu vào ngành Thương mại dịch vụ. MB Trần Duy Hưng luôn quan tâm để giảm nợ xấu trong năm tới và làm sao quản lý và nâng cao hơn nữa công tác thẩm định trong cho vay theo dự án đối với các ngành này.