Rủi ro là yếu tố gắn liền với mọi hoạt động đầu tư nói chung, trong đó có hoạt động cho vay của các ngân hàng. Trong nỗ lực nhằm thu được nhiều lợi nhuận, ngân hàng phải tìm cách hạn chế tối đa các rủi ro của các hoạt động của mình bằng cách đề ra một chiến lược quản lý rủi ro thích hợp.
Để đánh giá rõ hơn, chúng ta sẽ phân tích tình hình cho vay dự án theo tài sản đảm bảo tại MB Trần Duy Hưng qua ba năm 2007 - 2009:
Bảng 2.13: Tình hình cho vay dự án theo tài sản đảm bảo
Đv: Triệu đồng
Chỉ tiêu
năm 2007 năm 2008 năm 2009
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Dư nợ bình quân 84.328 100 95.983 100 176.684 100 - TSĐB là bất động sản 49.216 58,36 56.237 58,59 119.147 67,44 - TSĐB là động sản 35.112 41,64 39.746 41,41 57.537 32,56 2. Nợ xấu 177 100 326 100 212 100 - TSĐB là bất động sản 98 55,37 209 64,11 137 64,62 - TSĐB là động sản 79 44,63 117 35,89 75 35,38 3.Tỷ lệ NX/ DNBQ 0,21% 0,34% 0,12% - TSĐB là bất động sản 0,20% 0,37% 0,11% - TSĐB là động sản 0,23% 0,30% 0,13%
Căn cứ vào loại tài sản đảm bảo tiền vay của MB Trần Duy Hưng thì hiện nay: TSĐB là bất động sản bao gồm: quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất, nhà xưởng và văn phòng làm việc; TSĐB là động sản gồm có: máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, giấy tờ có giá, hàng tồn kho và các khoản phải thu.
Qua bảng số liệu, ta thấy: dư nợ bình quân có TSĐB là bất động sản chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2008 chiếm 58,59% và tăng lên 67,44% năm 2009. Sự cẩn trọng của ngân hàng trong việc nhận tài sản đảm bảo cho các khoản vay là rất cần thiết. Ví dụ, khi cho một doanh nghiệp sản xuất vay vốn và nhận TSĐB là máy móc thiết bị sản xuất của doanh nghiệp đó, ngân hàng phải biết rằng khi phải phát mại tài sản này là rất khó vì nó là loại máy móc thiết bị đặc thù, chỉ có thể bán cho một vài doanh nghiệp nhất định. Vì vậy, trong bối cảnh tiềm ẩn rất nhiều rủi ro như hiện nay, khả năng trả nợ của người vay mà cụ thể là các doanh nghiệp, thì ngoài TSĐB, bây giờ các ngân hàng thẩm định kỹ hơn quan hệ vay/mượn của doanh nghiệp, lịch sử thanh toán các khoản nợ, yếu tố thu nhập tương lai..
Nhìn chung, tình hình cho vay theo dự án tại MB Trần Duy Hưng trong hai năm vừa qua đã đem lại những lợi ích đáng kể cho chi nhánh. Tuy nhiên, để cho vay dự án tại ngân hàng thực sự trở thành một thế mạnh và được khách hàng biết đến, đòi hỏi cần phải có những bước tiến hơn nữa. Do đó, trong thời gian qua, cùng với sự phục hồi của thị trường tài chính Việt Nam, MB Trần Duy Hưng đã bắt đầu triển khai công tác tăng trưởng dư nợ để đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng có tình hình tài chính tốt, trong đó đi đôi với việc kiểm soát tín dụng. Cùng với việc giảm lãi suất cho vay của các NHTM Nhà nước và một số NHTMCP trong thời gian qua, MB Trần Duy Hưng cũng sẽ xem xét lại lãi suất cho vay đóố với các khách hàng ưu đãi nhằm gia tăng sự cạnh tranh trên thị trường và giảm gánh nặng về chi phí vốn cho các doanh nghiệp.