Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sangCampuchia qua các

Một phần của tài liệu Một vài giải pháp kiến nghị nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng giầy dép Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ (Trang 26 - 31)

II. Danh mục biểu

5. Kết cấu của đề tài

2.2.1. Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sangCampuchia qua các

qua các năm

Việt Nam và Campuchia hai nước láng giềng. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc buôn bán hàng hóa giữa hai nước. Thời gian qua quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước đã thu được nhiều thành tựu đáng phấn khởi. Đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, hai nước đã phát triển theo chiều hướng tích cực như tạo dựng một số hành lang pháp lý, các cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại, một số chính sách mậu dịch biên giới v.v.. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước Việt Nam và Campuchia đã có nhiều chuyển biến lớn, đây là kết quả tác động của cả các yếu tố

trong nước và yếu tố từ môi trường nước ngoài đem lại, đặc biệt là từ những ưu đãi mà hai nước dành cho nhau.

Trong lĩnh vực kinh tế thương mại, hai nước đã thành lập Ủy Ban hỗn hợp về kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật vào tháng 4 năm 1994. Đến nay Ủy Ban này đã tiến hành được 7 kỳ họp, kiểm điểm việc thực hiện các kế hoạch hợp tác trên các lĩnh vực đồng thời đưa ra các kế hoạch mới cho những năm tiếp theo. Bên cạnh đó, hai bên tổ chức các diễn đàn doanh nghiệp để doanh nghiệp hai bên có điều kiện tiếp xúc trao đổi và hợp tác kinh tế với nhau qua đó thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Trong quan hệ thương mại của Việt Nam với Campuchia, Việt Nam ở thế xuất siêu tương đối lớn. Thặng dư thương mại của Việt Nam với Campuchia liên tục tăng qua các năm, từ 108 triệu UDS trong năm 2001 lên tới khoảng 600 triệu USD trong năm 2006 và hơn 700 triệu USD trong năm 2009.

Do những điều kiện thuận lợi về mặt địa lý, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Campuchia chủ yếu được thực hiện qua đường bộ và đường sông. Hiện tại, hàng hóa được tập trung trao đổi chủ yếu tại các cửa khẩu thuộc tỉnh Tây Ninh và An Giang. Theo số liệu báo cáo của sở thương mại các tỉnh có biên giới với Campuchia, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu của riêng hai tỉnh này chiếm đến 95% kim ngạch xuất nhập khẩu của các tỉnh có chung biên giới với Campuchia. Ngoài ra, trao đổi thương mại giữa hai nước còn có thể thực hiện qua đường biển, từ các cảng của Việt Nam đến cảng Sihanoukville của Campuchia. Tuy nhiên, do khoảng cách từ cảng Sihanoukville đến Phnôm Pênh tương đối xa nên vận chuyển theo tuyến đường này kém lợi thế hơn so với vận chuyển theo các tuyến đường bộ và đường sông. Bên cạnh đó, việc giữa hai nước đã có những tuyến đường bay trực tiếp từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đến Phnôm Pênh và Xiêm Riệp cũng mở ra thêm một phương thức nữa cho việc vận chuyển hàng hóa giữa hai nước.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia tăng mạnh trong giai đoạn 2001-2006, đạt trên 30%/năm. Kim ngạch năm 2000 đạt 141,6 triệu USD, 2001 đạt 146 triệu USD, năm 2002 đạt 178,4 triệu USD, năm 2003 đạt 267,3 triệu USD, năm 2004 đạt 385 triệu USD, năm 2005 đạt 536 triệu USD, năm 2006 đạt 765,1 triệu USD, năm 2007 đạt 990,8 triệu USD, đến năm 2008 đạt 1.430,656 triệu USD, năm 2009 đạt 1.146,930 triệu USD. Hiện tại, Campuchia là thị trường xuất khẩu lớn thứ

16 của Việt Nam và Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 4 vào Campuchia (sau Thái Lan, Trung Quốc và Hồng Kông).

Bảng 2.3: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Campuchia năm 2000 – 2009

Đơn vị: triệu USD

Năm Xuất

khẩu Tốc độ tăng (%) Nhập khẩu Tốc độ tăng (%) Tổng kim ngạch Tốc độ tăng (%)

2000 141,6 -- 37,3 -- 178,9 -- 2001 146,0 3,1 38,0 1,8 184 2,8 2002 178,4 22,2 65,4 72,1 243,8 32,5 2003 267,3 49,8 94,7 44,8 362 48,5 2004 348,6 30,4 130,4 37,7 479 32,3 2005 536 53,7 156,6 20,1 692,6 44,6 2006 765,1 42,7 169,45 8,2 934,55 34,9 2007 990,8 29,5 202,26 19,36 1.193,06 27,6 2008 1.430,656 44,4 209,97 3,8 1.640,626 37,5 2009 1.146,930 -19,9 186,23 - 11,3 1.333,16 81,26

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Hải quan)

Biểu 2.3: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sangCampuchia năm 2000 – 2009

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Hải quan)

Chúng ta có thể thấy, từ năm 2000 đến năm 2007, tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Campuchia luôn tăng khá ổn định, năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt là bắt đầu từ năm 2002, một loạt các cuộc viếng thăm của lãnh đạo hai nước đã giúp quan hệ thương mại được cải thiện rõ rệt, thể hiện ở tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ 2002 đến 2007. Có sự tăng vọt ấn tượng trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia vào năm 2008, đánh dấu kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam lên gần 1 tỷ rưỡi USD. Tuy nhiên đến năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên kim ngạch xuất khẩu đã giảm xuống còn 1,146 tỷ USD.

Mối quan hệ xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam sang Campuchia luôn chênh lệch nhau rất lớn. Việt Nam luôn xuất siêu sang Campuchia một cách áp đảo. Điều đó được thể hiện rõ vào các năm 2006, 2007, 2008, 2009. Đặc biệt là năm 2008, Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia 1.430,656 triệu USD, gấp gần 7 lần kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Campuchia. Điều này thể hiện rằng Campuchia là một thị trường xuất khẩu giàu tiềm năng của nước ta. Minh chứng rõ hơn ở bảng cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam với một số nước khác trong Đông Nam Á dưới đây.

Bảng 2.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với một số nước trong khu vực ASEAN giai đoạn 2006 – 2009

Năm Nước

Singapore Thái Lan Myanmar Campuchia Xuất khẩu 2006 1.630,63 897,54 16,46 765,1 2007 2.202 1.033,92 21,81 990,8 2008 2.659,73 1.348,92 32,63 1.430,66 2009 2.076,3 1.266 33,94 1.146,93 Nhập khẩu 2006 6.273,7 3.034,2 64,63 169,45 2007 7.608,6 3.737,2 75,43 202,26 2008 9.392,53 4.905,6 75,62 209,97 2009 4.248,36 4.514,1 64,97 186,23 Cán cân 2006 -4.643,07 -2.136,66 -48,17 +595,65 2007 -5.406,6 -2.703,38 -53,62 +788,54 2008 -6.732,8 -3.556,68 -43,99 +1220,69 2009 -2.172,06 -3.248,1 -31,03 +960,7

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

Theo bảng 2.7 trên, Việt Nam chỉ xuất siêu sang Campuchia trong khi các nước như Singapore, Thái Lan, Myanmar thì Việt Nam luôn là nước nhập siêu. Trên thực tế, có ba nước duy nhất trong Đông Nam Á mà Việt Nam xuất siêu đó là Campuchia, Đông Timor và Bruney, thì Campuchia luôn là nước Việt Nam xuất siêu nhiều nhất. Tốc độ tăng thị phần thị trường Campuchia luôn cao hơn tốc độ tăng thị phần của ASEAN nói chung. Rõ ràng Campuchia là một thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam.

Vào ba tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Campuchia có những bước tăng trưởng đáng kể thể hiện ở bảng sau:

Một phần của tài liệu Một vài giải pháp kiến nghị nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng giầy dép Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ (Trang 26 - 31)