Nhóm hàng có khả năng gia tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu Một vài giải pháp kiến nghị nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng giầy dép Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ (Trang 58 - 62)

II. Danh mục biểu

5. Kết cấu của đề tài

3.3.2.1. Nhóm hàng có khả năng gia tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu

- Nhóm mặt hàng thực phẩm chế biến:

+ Mỳ ăn liền:

Các công ty sản xuất mỳ nổi tiếng của Việt Nam như Miliket, An Thái, Vissan, Vifon, Acecook… cần có những biện pháp tích cực và bài bản hơn nữa để xâm nhập thị trường này như mở văn phòng đại diện, lập các mạng lưới tiêu thụ… tại thị trường Campuchia. Đặc biệt phát triển các hệ thống phân phối rộng khắp từ chợ cho đến các siêu thị, lại hợp thị hiếu và có giá cả cạnh tranh, mỳ ăn liền của Việt Nam được tiêu thụ khá tốt tại thị trường Campuchia.

+ Sữa và sản phẩm sữa:

Do thu nhập được cải thiện nên mức tiêu thụ sữa và các sản phẩm sữa của người tiêu dùng Campuchia ngày càng tăng. Vì thế các sản phẩm sữa của công ty sữa Việt Nam cần nâng cao chất lượng sữa nhưng vẫn đảm bảo giá thành rẻ và có hệ thống phân phối tốt nhằm tiêu thụ rộng khắp trong thị trường Campuchia.

- Nhóm hàng hóa mỹ phẩm và chất tẩy rửa:

Trong nhóm hàng hoá mỹ phẩm, Việt Nam xuất sang Campuchia chủ yếu là nước hoa, kem đánh răng và các sản phẩm dưỡng tóc. Trong giai đoạn tới, các doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong những năm vừa qua để chiếm được một thị phần lớn hơn nữa trên thị trường hoá mỹ phẩm của Campuchia.

Nhóm hàng chất tẩy rửa là nhóm hàng mà Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu tương đối lớn sang Campuchia. Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của hàng Việt Nam trên thị trường chất tẩy rửa Campuchia vẫn là Thái Lan nhưng trong nhóm hàng này, Việt Nam chiếm thị phần lớn hơn (khoảng trên 40%) trong khi Thái Lan chỉ chiếm thị phần khoảng 22%. Cũng như nhóm hàng hoá mỹ phẩm, trong thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam cần duy trì và củng cố vị thế của mình trên thị trường chất tẩy rửa của Campuchia để có thể đạt được kim ngạch tăng hơn nữa.

Đối với hai nhóm mặt hàng này, ta cần tận dụng lợi thế về chi phí vận chuyển thuận lợi để đẩy mạnh việc xuất khẩu nhóm mặt hàng này thông qua cả đường chính ngạch và tiểu ngạch.

- Nhóm hàng dược phẩm:

Đặc điểm của nhóm mặt hàng này là người bán có khả năng định giá cao đối với sản phẩm. Vì vậy, để thúc đẩy xuất khẩu nhóm mặt hàng này mạnh hơn nữa sang thị trường Campuchia, cần xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống phân phối tại thị trường Campuchia. Căn cứ vào điều kiện riêng của mình và đặc điểm của thị trường Campuchia, mỗi doanh nghiệp dược phẩm cần cân nhắc kỹ khi xác định chiến lược phát triển hệ thống phân phối đối với thị trường này. Một trong những giải pháp có thể tính đến là xây dựng quan hệ đại lý bao tiêu với các đối tác Campuchia tin cậy và có năng lực. Việc xây dựng quan hệ đại lý như vậy sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam không phải giải quyết các thủ tục nhập khẩu phức tạp theo quy định của phía Campuchia, đồng thời đảm bảo được một doanh thu ổn định đối với thị trường này. Khi đã xây dựng quan hệ đại lý bao tiêu, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý ngăn chặn hàng lẻ của chính doanh nghiệp mình từ trong nước mang sang bán phá giá.

Thêm vào đó, do đặc điểm của thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng Campuchia là chú ý đến trước hết đến mẫu mã, giá cả, sau đó mới đến chất lượng. Vì vậy, các doanh nghiệp dược phẩm của Việt Nam cần phân bổ một cách hợp lý mối quan tâm của mình cho các vấn đề trên. Đặc biệt về mẫu mã, hình thức cần tham khảo ý kiến của các đại lý phân phối.

- Nhóm sản phẩm nhựa:

Đây là mặt hàng Việt Nam có sức cạnh tranh cao tại thị trường Campuchia trong khi các doanh nghiệp Campuchia hầu như chưa sản xuất được. Các loại đồ nhựa gia dụng như bàn, ghế, xô, chậu, cốc.. của Việt Nam được bày bán tại nhiều nơi ở Campuchia.

Đồ nhựa của Việt Nam thông dụng tại Campuchia chỉ sau đồ nhựa của Thái Lan. Theo đánh giá của người tiêu dùng Campuchia, đồ nhựa của Việt Nam nhìn chung có giá rẻ hơn hàng của Thái Lan và chất lượng chấp nhận được. Trong khi

hàng của Thái Lan mặc dù có chất lượng tốt hơn nhưng giá cả lại cao hơn nhiều. Vì vậy, đối với nhóm mặt hàng này, cần duy trì được mức giá cạnh tranh so với hàng của Thái Lan, đồng thời cũng phải đảm bảo được một chất lượng hợp lý, tránh ảnh hưởng đến uy tín của hàng Việt Nam.

- Nhóm hàng cao su và các sản phẩm cao su:

Đây là nhóm mặt hàng đem đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam do nhu cầu về các phương tiện vận chuyển của Campuchia sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới. Năm 2008, theo thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu toàn bộ nhóm mặt hàng này của Việt Nam sang Campuchia mới đạt 4 triệu USD. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể mở rộng sang thị trường này thông qua việc xây dựng mạng lưới phân phối qua đại lý tại các thành phố lớn.

- Nhóm các sản phẩm công nghiệp: + Xi-măng:

Trong thời gian tới, Campuchia sẽ tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình dân dụng, nhu cầu xi-măng của Campuchia đang tăng lên nhanh chóng, dự báo sẽ đạt 2,7 triệu tấn vào năm 2012. Do đó, Campuchia là một thị trường tiềm năng cho xi-măng của Việt Nam

Đối với nhóm mặt hàng này, để có thể thâm nhập được vào thị trường Campuchia và cạnh tranh với hàng của Thái Lan cần phải áp dụng chính sách cạnh tranh về giá cả trên cơ sở chất lượng vừa phải để trước tiên chiếm được phân đoạn thị trường của người dân có thu nhập thấp và trung bình. Các hoạt động thâm nhập thị trường đối với nhóm hàng này có thể được thực hiện theo 3 hướng đi chính:

• Xây dựng quan hệ với các cơ quan chức năng của Campuchia để có thể tham gia vào đấu thầu cung cấp vật tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của Campuchia;

• Liên kết với các công ty xây dựng của Việt Nam có dự án tại Campuchia để cung cấp vật tư cho các dự án này;

• Xây dựng kênh phân phối để cung cấp trực tiếp cho người tiêu dùng Campuchia thông qua các đại lý tin cậy và có đủ năng lực của Campuchia.

Trong giai đoạn tới, với sự phát triển của nền kinh tế Campuchia và xu hướng gia tăng đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng, nhu cầu về sắt thép của Campuchia sẽ tăng lên nhanh chóng. Đáng lưu ý là sắt thép của Việt Nam đang dần chiếm lĩnh thị trường Campuchia. Các hoạt động thâm nhập thị trường đối với nhóm hàng này có thể được thực hiện theo 3 hướng đi chính:

• Xây dựng quan hệ với các cơ quan chức năng của Campuchia để có thể tham gia vào đấu thầu cung cấp vật tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của Campuchia;

• Liên kết với các công ty xây dựng của Việt Nam có dự án tại Campuchia để cung cấp vật tư cho các dự án này;

• Xây dựng kênh phân phối để cung cấp trực tiếp cho người tiêu dùng Campuchia thông qua các đại lý tin cậy và có đủ năng lực Campuchia. + Dây điện và dây cáp điện:

Đây là mặt hàng có nhiều tiềm năng để các doanh nghiệp của ta xâm nhập thị trường Campuchia. Campuchia đang được nhiều tổ chức quốc tế tài trợ giúp cải tạo và nâng cấp hệ thống cung cấp điện. Ngoài ra, tốc độ đô thị hoá, xây dựng nhà ở ngày càng tăng tại nước này cũng khiến nhu cầu về các loại dây, cáp điện và các thiết bị điện khác gia tăng. Hiện nay Campuchia vẫn chưa sản xuất được mặt hàng này nên kim ngạch nhập khẩu trong những năm tới sẽ tiếp tục tăng. Các hoạt động thâm nhập thị trường đối với nhóm hàng này có thể được thực hiện theo 3 hướng đi chính:

• Xây dựng quan hệ với các cơ quan chức năng của Campuchia để có thể tham gia vào đấu thầu cung cấp vật tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của Campuchia;

• Liên kết với các công ty xây dựng của Việt Nam có dự án tại Campuchia để cung cấp vật tư cho các dự án này;

• Xây dựng kênh phân phối để cung cấp trực tiếp cho người tiêu dùng Campuchia thông qua các đại lý tin cậy và có đủ năng lực của Campuchia.

- Nhóm hàng nhiên liệu

Dự kiến trong thời gian tới khi các nhà máy lọc dầu của ta cho ra được sản lượng lớn, Campuchia sẽ là một thị trường tiềm năng cho xăng dầu của Việt Nam.

Nhu cầu đối với mặt hàng khí hoá lỏng của Campuchia tăng khoảng 13% mỗi năm, tập trung ở các thành phố lớn như Phnôm Pênh và Xiêm Riệp. Với năng lực sản xuất sẵn có của các doanh nghiệp Việt Nam, lại có vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam có thể tranh thủ chiếm một thị phần lớn hơn đối với mặt hàng trên thị trường Campuchia.

Ngoài việc vận chuyển khí hóa lỏng và xăng dầu bằng đường bộ, Việt Nam có thể nghiên cứu khả năng xây dựng tuyến đường ống chuyên chở khí hóa lỏng và xăng dầu từ các nhà máy của Việt Nam sang Campuchia.

Một phần của tài liệu Một vài giải pháp kiến nghị nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng giầy dép Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w