Định hướng phát triển xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Một vài giải pháp kiến nghị nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng giầy dép Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ (Trang 54 - 56)

II. Danh mục biểu

5. Kết cấu của đề tài

3.3.1.1. Định hướng phát triển xuất nhập khẩu

Định hướng phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch giữa hai nước đạt khoảng 2,31 tỷ USD trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia khoảng 1,01 tỷ USD

(kim ngạch xuất khẩu tính cả xăng dầu tái xuất đạt 1,76 tỷ USD) và nhập khẩu từ Campuchia khoảng 550 triệu US$. Trong giai đoạn 2011 - 2015, phấn đấu mức tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt trung bình 25% mỗi năm, đến năm 2015 kim ngạch giữa hai nước đạt 6,55 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia khoảng 3,35 tỷ USD (kim ngạch xuất khẩu tính cả xăng dầu tái xuất đạt 5,25 tỷ USD) và nhập khẩu từ Campuchia khoảng 1,3 tỷ USD.

Bảng 3.1 : Định hướng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Campuchia giai đoạn 2010 – 2015

(Đơn vị tính : triệu USD)

Kim ngạch 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Xuất khẩu

(không tính xăng dầu) 1.010 1.260 1.610 2.060 2.630 3.350

Xăng dầu tái xuất 750 900 1.080 1.300 1.560 1.900

Nhập khẩu 550 650 780 925 1.100 1.300

Tổng kim ngạch 2.310 2.810 3.470 4.285 5.290 6.550

(Nguồn : Bộ Công Thương)

Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, cần phấn đấu tăng dần tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp, giảm tỷ trọng nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản và duy trì ở một mức độ hợp lý tỷ trọng nhóm hàng nông lâm thuỷ sản và thực phẩm. Tỷ trọng các nhóm hàng này đến năm 2010 lần lượt là 55%, 37% và 8%; đến năm 2015 lần lượt là 63%, 29,5% và 7,5%.

Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu, tuy vẫn tập trung chủ yếu vào nhóm hàng nông lâm thuỷ sản sơ chế nhưng cần đa dạng hóa diện mặt hàng nhập khẩu, đặc biệt là các mặt hàng như lúa gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, chè, rau quả, sắn lát,…

Trong quá trình phát triển quan hệ thương mại của Việt Nam với Campuchia cần chú trọng mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu bằng đường bộ qua biên giới và hoạt động mua bán tại khu vực biên giới, trong đó hoạt động xuất nhập khẩu bằng đường bộ qua biên giới cần được ưu tiên phát triển. Ba khu vực thị trường cần tập trung phát triển là khu vực Phnôm Pênh, các tỉnh sát biên giới với Việt Nam và khu vực Xiêm Riệp. Đồng thời cũng cần tranh thủ chiếm lĩnh các khu vực thị trường khác như khu vực Đông Bắc Campuchia và khu vực cảng Sihanoukville.

Hàng hóa của Việt Nam sẽ phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trong khu vực, đặc biệt là từ Thái Lan và Trung Quốc. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần liên tục nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa của mình và tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại tại Campuchia.

Các hình thức thâm nhập thị trường cần được đa dạng hóa. Một số hình thức có thể áp dụng là xuất nhập khẩu trực tiếp với các khách hàng Campuchia (tiểu ngạch và chính ngạch), xây dựng hệ thống đại lý, mở chi nhánh, đầu tư cơ sở sản xuất ở Campuchia và đặc biệt là thiết lập hiện diện thương mại tại Campuchia (xây dựng mạng lưới tiêu thụ, phân phối, v.v.)

Việt Nam cũng sẽ là một thị trường tiềm năng cho nhiều mặt hàng xuất khẩu của Campuchia. Đồng thời, với việc tăng lên nhanh chóng về số lượng các thỏa thuận thương mại khu vực, Việt Nam còn có thể là nơi trung chuyển để tiến hành chế biến thêm trước khi xuất khẩu hàng của Campuchia sang các nước thứ ba.

Một phần của tài liệu Một vài giải pháp kiến nghị nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng giầy dép Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w