II. Danh mục biểu
5. Kết cấu của đề tài
2.3.4. Về quan hệ thương mại giữa hai nước
- Ưu điểm:
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Campuchia góp phần phát triển quan hệ biên mậu của hai nước, đồng thời góp phần mở giao lưu kinh tế giữa hai nước, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo ra một số chuyển biến về đời sống xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao dân trí, cũng cố an ninh quốc phòng tại khu vực biên giới giữa hai nước.
Hệ thống các cửa khẩu trên toàn tuyến đã và đang được nâng cấp, một số cửa khẩu đã tạo lập được một số cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại như cửa khẩu Mộc Bài, Tịnh Biên, Vĩnh Xương, Thường Phước và Hà Tiên. Giao thông đi lại bằng đường bộ cũng như đường sông ngày càng tốt hơn, thủ tục xuất khập khẩu hàng hóa qua biên giới cũng cũng được đơn giản hóa đã đáp ứng và thúc đẩy giao lưu hàng hóa giữa hai nước ngày một tăng.
Chính phủ Việt Nam đã rất quan tâm tới việc thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước. Các chính sách chung để đẩy mạnh xuất nhập khẩu, các cơ chế hợp tác kinh tế thương mại, các chính sách đối với chợ biên giới và các chính sách áp dụng thí điểm áp dụng tại các khu vực cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh), Hà Tiên (Kiên Giang) đã có tác dụng tốt thúc đẩy hoạch định thương mại hàng hoá qua biên giới Việt Nam – Campuchia phát triển.
Hoạt động quản lý điều hành việc xuất khẩu hàng hóa đã có nhiều tiến bộ, đã đơn giản các thủ tục hành chính như thủ tục hải quan, đăng ký xuất khẩu. Một số tỉnh biên giới đã thành lập được các trung tâm xúc tiến thương mại, hỗ trợ được các doanh nghiệp trong vấn đề xuất khẩu và thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến thương mại của mình. Các cơ quan quản lý đã phần nào hạn chế được hoạt động gian lận thương mại và buôn lậu qua biên giới Việt Nam – Campuchia.
Công tác xúc tiến thương mại đã bắt đầu được chú trọng. Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến việc mở văn phòng đại diện, thiết lập hệ thống phân phối và đầu tư sản xuất tại Campuchia. Một số doanh nghiệp đã tiến hành đầu tư, sản xuất tại thị trường Campuchia và bước đầu đã thu được một số kết quả khích lệ.
- Hạn chế:
Cơ sở vật chất dành cho xuất nhập khẩu của Campuchia như cửa khẩu, cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại nhìn chung còn thấp kém, lạc hậu. Tại nhiều cửa khẩu, các công trình cơ bản như trung tâm thương mại, kho ngoại quan, hệ thống cửa hàng giới thiệu mua bán hàng hoá và khu dịch vụ xuất nhập khẩu chưa được xây dựng. Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống thanh toán còn thiếu và yếu, các chợ biên giới nếu có thì vẫn còn rất sơ sài, tạm bợ.
Chưa có các biện pháp quản lý hữu hiệu các lực lượng tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tại khu vực biên giới. Mặc dù đã được đơn giản hoá đáng kể so với trước nhưng hiện tại các thủ tục hành chính vẫn còn phức tạp, phiền hà. Tham gia hoạt động xuất nhập khẩu với phía Campuchia chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các giao dịch có quy mô nhỏ, mang tính thương vụ. Các doanh nghiệp chưa được quy hoạch và chưa có chiến lược hợp tác phát triển bền vững mà vẫn đang kinh doanh ở trình độ thấp theo kiểu “mạnh ai người đó làm”, tự cạnh tranh lẫn nhau. Các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân, các hộ cá thể chưa hậu thuẫn được cho nhau để tạo thành kênh lưu thông thông suốt.
Các doanh nghiệp của ta chưa tạo được nhiều các mặt hàng truyền thống, có thương hiệu và uy tín trên thị trường Campuchia, chưa có chiến lược kinh doanh dài hạn, do đó tính ổn định thấp và khả năng mở rộng thị trường còn hạn chế và chưa tạo
lập được mạng lưới tiêu thụ hàng Việt Nam và mạng lưới hoạt động thương mại sâu rộng tại Campuchia.
Hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại còn nhiều yếu kém, tổ chức các hội chợ chưa đa dạng, chưa hỗ trợ được nhiều cho doanh nghiệp trong việc khảo sát thị trường, chưa cung cấp được nhanh và đầy đủ thông tin về cơ hội thương mại và đầu tư cũng như các dịch vụ tư vấn kinh doanh và đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp. Việc phối hợp các hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại còn nhiều hạn chế, chồng chéo, nể nang lẫn nhau, thiếu kiên quyết; một số cán bộ thiếu trách nhiệm, biến chất làm cho tình hình buôn lậu và gian lận thương mại ở biên giới càng phức tạp hơn.
Đầu tư của Việt Nam sang Căm-pu-chia vẫn còn hạn chế cả về số lượng doanh nghiệp đầu tư và quy mô vốn đầu tư. Do cơ chế chính sách của Campuchia còn thiếu minh bạch và các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung còn thiếu chủ động nên chưa tạo được một làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang Campuchia.
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG CAMPUCHIA