Đối với Các Bộ/Ngành khác

Một phần của tài liệu Một vài giải pháp kiến nghị nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng giầy dép Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ (Trang 71 - 73)

II. Danh mục biểu

3.4.2.3.Đối với Các Bộ/Ngành khác

5. Kết cấu của đề tài

3.4.2.3.Đối với Các Bộ/Ngành khác

- Bộ Tài chính

Bộ Tài chính cần nghiên cứu các khả năng có các chính sách ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp Việt Nam thiết lập hiện diện thương mại tại Campuchia và các doanh nghiệp Việt Nam tiến hành đầu tư tại Campuchia.

- Tổng cục Hải quan

Tổng cục Hải quan cần ký kết và thực hiện bản ghi nhớ về hợp tác hải quan hai nước nhằm thực hiện tốt hợp tác trong lĩnh vực hải quan như thống nhất mẫu biểu, đơn giản hoá thủ tục hải quan, trên cơ sở đó có cơ chế trao đổi thường xuyên, giải quyết các vướng mắc và tạo thuận tiện cho thủ tục kiểm tra hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu và du khách qua lại các cửa khẩu.

Hiện tại, hai nước đang triển khai thực hiện thí điểm làm thủ tục hải quan “một cửa, một điểm dừng” tại cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Ba Vét (Campuchia). Sau khi đã triển khai thực hiện, Tổng Cục Hải quan cần tổng kết rút kinh nghiệm và nếu tốt thì mở rộng chủ trương này cho một số cửa khẩu quan trọng khác.

Tổng cục Hải quan cần phối hợp với Bộ Thương mại và các Bộ/Ngành liên quan nghiên cứu để đề xuất phương án: nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế đối với cặp cửa khẩu Dinh Bà (Đồng Tháp) - Bon Tia Chak Cray (Pray Veng); nâng cấp từ cửa khẩu phụ lên cửa khẩu chính các cặp cửa khẩu: Mỹ Quý Tây (Long An) - Xom Rông (Svay Riêng), Đắc Ruê (Đắc Lắk) - Co Nhec (Mon Dun kiri), Giang Thành (Kiên Giang) - Ton Hon (Kam Pốt), Chợ Đình (Kiên Giang) - Thnôt Choong Srong (Kam Pốt).

- Bộ Giao thông Vận tải

Bộ Giao thông Vận tải cần hợp tác và thúc đẩy phía Campuchia trong việc nâng cao năng lực vận chuyển của Campuchia vì hiện nay đường xá dọc tuyến biên giới của Campuchia xuống cấp rất nghiêm trọng. Hệ thống giao thông này phần lớn đã được xây dựng từ lâu và không được đầu tư duy tu, bảo dưỡng do thiếu kinh phí. Các công trình xây dựng mới có tốc độ thi công chậm, gây ảnh hưởng đến vận chuyển hàng xuất khẩu của ta sang thị trường này.

Trước mắt cần nhanh chóng tổ chức đấu thầu để chọn nhà thầu triển khai giúp Campuchia xây dựng đoạn đường 78 từ thị xã Ban Lung (Ratanakiri) đến Ô-da-đao dài 70km. Sớm giúp Campuchia xây dựng đoạn đường từ Ban Lung đi Strung-Treng dài 128km; giúp xây dựng cầu Long Bình (Chrey Thum) theo tỉnh lộ 956 (An Giang) nối Kadal của Căm-pu-chia.

Bộ Giao thông Vận tải cần tiếp tục nghiên cứu khả năng xây dựng tuyến đường sắt nối Thành phố Hồ Chí Minh với Phnôm Pênh, nghiên cứu khả năng xây dựng tuyến vận tải đường ống giữa Việt Nam và Campuchia.

Bộ Giao thông Vận tải cũng cần làm việc với phía Campuchia để tiến tới ký thỏa thuận cho phép phương tiện vận tải của hai bên qua lại trên những tuyến đường nhất định giữa hai nước.

- Bộ Công nghiệp:

Bộ Công nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh các chương trình xây dựng công trình cung cấp điện năng và bán điện cho Campuchia như đề ra trong Chương trình Hành động của Bộ Công nghiệp và Tổng công ty điện lực Việt Nam.

Bộ Công nghiệp cần có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, khai thác các khoáng sản than, bô-xít, sắt tại Modulkiri và Stung Streng.

Bộ Công nghiệp tham mưu với Chính phủ tiếp tục đề nghị với phía Campuchia tạo điều kiện cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cùng phối hợp tham gia nghiên cứu chung đánh giá tiềm năng dầu khí trên hồ Tông-lê-sáp.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần chủ trì đẩy mạnh hợp tác với Campuchia về chương trình nghiên cứu và sản xuất cao su; ký kết và thực hiện

chương trình hợp tác giữa hai nước về “Bảo vệ rừng”; thực hiện chương trình hợp tác giữa Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam và Viện Nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Campuchia.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng cần nghiên cứu khả năng hợp tác nuôi trồng và sản xuất các mặt hàng nông sản khác trên đất Căm-pu-chia để nhập khẩu về Việt Nam chế biến thêm và tái xuất sang các nước thứ ba.

- Bộ Thủy sản

Bộ Thuỷ sản cần triển khai và đẩy mạnh thực hiện chương trình hợp tác nuôi trồng và chế biến thuỷ sản với Campuchia.

- Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các ngân hàng thương mại nghiên cứu mở văn phòng đại diện, chi nhánh hoặc thành lập ngân hàng thương mại liên doanh tại Campuchia.

Ngân hàng Nhà nước cần thỏa thuận thống nhất với Campuchia để đưa ra hướng dẫn chi tiết cho quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại ở khu vực biên giới giữa hai nước

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng cơ chế hỗ trợ tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Campuchia.

- Bộ Tài nguyên Môi trường

Bộ Tài nguyên Môi trường phối hợp với Bộ Công nghiệp hỗ trợ Campuchia trong việc điều tra cơ bản về địa chất và khoáng sản, lập các bản đồ địa chất khoáng sản vùng biên giới giữa hai nước và vùng Đông Bắc Campuchia để có kế hoạch cùng nhau khai thác mang lại hiệu quả kinh tế.

- Bộ Lao động Thương binh Xã hội

Bộ Lao động Thương binh Xã hội cần phối hợp với Bộ Ngoại giao ký Hiệp định Hợp tác về Lao động với Campuchia nhằm tạo cơ sở pháp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa lao động của ta sang làm việc tại nước Căm-pu-chia.

Một phần của tài liệu Một vài giải pháp kiến nghị nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng giầy dép Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ (Trang 71 - 73)