II. Danh mục biểu
5. Kết cấu của đề tài
3.2. Triển vọng của hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường
trường Campuchia
Trong giai đoạn 2010 - 2015, cùng với sự tăng trưởng của kinh tế hai nước, cùng với mối quan hệ chính trị ngày càng được thắt chặt và hành lang pháp lý ngày càng đầy đủ và thông thoáng, quan hệ thương mại - đầu tư của Việt Nam với Campuchia sẽ tiếp tục được củng cố và có những bước tăng trưởng tích cực.
Là một thị trường láng giềng gần gũi, thuận lợi nhất về giao thông với gần 14 triệu dân, Campuchia vẫn sẽ là một thị trường có tiềm năng đáng kể và không quá khó tính đối với hàng hóa của Việt Nam. Người dân Campuchia đang có mức thu nhập thấp, nên không đòi hỏi quá cao về chất lượng hàng hóa mà chủ yếu chú trọng vấn đề giá cả. Những mặt hàng có nhu cầu lớn là hàng tiêu dùng như thực phẩm, quần áo, đồ điện, máy móc. Đây là điều kiện rất thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng sản xuất và xuất khẩu hàng hóa sang Campuchia.
Hiện nay, khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, quan hệ thương mại của ta với Campuchia chắc chắn sẽ càng thuận lợi. Đặc biệt là trong thời gian tới, khi Việt Nam và Campuchia dành ưu đãi thuế quan nhiều hơn cho hàng hóa của nhau theo lộ trình AFTA/CEPT thì quan hệ thương mại của ta với Campuchia còn nhiều điều kiện để phát triển mạnh hơn nữa.
Do vậy, để duy trì và phát triển trao đổi thương mại giữa hai nước, đặc biệt là để đẩy mạnh xuất khẩu của ta sang Campuchia, Việt Nam cần có những biện pháp, những bước đi thích hợp để tăng cường khả năng cạnh tranh và thâm nhập của hàng hóa vào thị trường Campuchia. Với những biện pháp và bước đi thích hợp, dự kiến
kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước sẽ đạt 2,31 tỷ USD năm 2010 và 6,55 tỷ USD năm 2015.
Về triển vọng đầu tư, để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế và tạo thêm việc làm cho người dân, ổn định tình hình chính trị - xã hội, chắc chắn chính phủ Campuchia sẽ phải kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là vào các ngành có khuynh hướng xuất khẩu như dệt may, giày dép, thuỷ sản, thực phẩm chế biến và các ngành công nghiệp mà trong nước chưa sản xuất được. Để thực hiện được mục tiêu này, chính phủ Campuchia sẽ phải phải cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng một khuôn khổ luật pháp minh bạch hơn và hạn chế tệ tham nhũng trong những lĩnh vực ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đây sẽ là một cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư tại Campuchia, tạo nên một làn sóng đầu tư của Việt Nam sang Campuchia trong giai đoạn tới.