II. Danh mục biểu
5. Kết cấu của đề tài
3.3.1.3. Định hướng phát triển hiện diện thương mại của Việt Nam tạ
nghiệp về dệt may và giày dép có thể đầu tư tại các khu kinh tế cửa khẩu trên đất Campuchia, sử dụng nguyên phụ liệu từ Việt Nam để gia công hàng xuất khẩu đi các nước thứ ba.
- Đấu thầu quốc tế:
Đây là một phương thức kinh doanh mới của các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Campuchia. Theo dự báo trong thời gian tới Campuchia sẽ tổ chức nhiều cuộc đấu thầu quốc tế cho mua sắm của Chính phủ, để cung cấp thiết bị cho xây dựng cơ sở hạ tầng... Nếu thắng thầu các doanh nghiệp Việt Nam không những cung cấp được các dịch vụ mà còn cung cấp một khối lượng hàng hoá rất lớn trong một khoảng thời gian dài, các doanh nghiệp Việt Nam đã có kinh nghiệm trong đấu thầu quốc tế tại thị trường Lào, và đây là một hướng mới để phát triển thương mại hàng hoá với thị trường Campuchia trong thời gian tới.
3.3.1.3. Định hướng phát triển hiện diện thương mại của Việt Nam tại Campuchia Campuchia
Để có thể thâm nhập sâu, tạo dựng một chỗ đứng vững chắc trên thị trường Campuchia, các doanh nghiệp Việt Nam cần tính đến khả năng thiết lập hiện diện thương mại tại Campuchia nhằm phân phối, tiêu thụ không chỉ hàng xuất khẩu của Việt Nam mà còn hàng của các nước khác vào Campuchia. Một trong những phương thức là các doanh nghiệp Việt Nam có thể mở các siêu thị với quy mô thích hợp ở các trung tâm thương mại lớn của Campuchia, trên cơ sở đó dần nâng số lượng, mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động trong thời gian tới.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng luật pháp về thương mại của Campuchia còn chưa hoàn chỉnh và tệ tham nhũng rất phổ biến, vì vậy khi tiến hành thiết lập hiện diện thương mại tại Campuchia, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nghiên cứu rất cẩn
thận, có kế hoạch cụ thể và xác định các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn một cách rõ ràng.
3.3.2. Định hướng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Campuchia giai đoạn 2010 – 2020