Dự báo tình hình thị trường Campuchia giai đoạn 2010 – 2015

Một phần của tài liệu Một vài giải pháp kiến nghị nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng giầy dép Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ (Trang 49 - 53)

II. Danh mục biểu

5. Kết cấu của đề tài

3.1. Dự báo tình hình thị trường Campuchia giai đoạn 2010 – 2015

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Campuchia luôn có tốc độ tăng trưởng cao qua các năm, ở mức 30%/năm trong vòng 3 năm trở lại đây. Có được tốc độ tăng trưởng cao như vậy trong thời gian vừa qua là do một số nguyên nhân sau:

- Chính phủ hai nước đã rất chú trọng tới việc phát triển quan hệ kinh tế giữa hai nước bằng việc duy trì các cuộc tiếp xúc cấp cao trong đó vấn đề phát triển kinh tế thương mại luôn được quan tâm đáng kể.

- Thuế nhập khẩu của Campuchia tiếp tục giảm theo các cam kết trong CEPT/ AFTA.

- Mức độ nhận biết và ưa chuộng của người tiêu dùng Campuchia đối với hàng hóa Việt Nam ngày càng tăng.

- Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng quan tâm đến thị trường Campuchia do khoảng cách địa lý gần và là một thị trường tương đối dễ tính. Bên cạnh đó, thói quen tiêu dùng của người dân Campuchia cũng có nhiều điểm tương đồng với người tiêu dùng Việt Nam.

Trên thực tế, những diễn biến mới trong quan hệ chính trị, kinh tế đối ngoại cũng như quan hệ thương mại của Campuchia với các nước trên thế giới nói chung và các nước trong khu vực Asean nói riêng đang và sẽ thay đổi rất lớn. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kim ngạch xuất nhập khẩu của nước này, từ đó tác động đến kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này. VÌ thế cần có các dự báo về thị trường Campuchia để các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có được những chiến lược cần thiết trong thời gian tới.

Về tăng trưởng kinh tế:

Theo dự báo, tăng trưởng của Campuchia sẽ đạt khoảng 6% mỗi năm trong giai đoạn 2010 - 2015. Dự kiến Chính phủ Campuchia sẽ duy trì một chính sách tài chính cẩn trọng và một tỷ giá hối đoái tương đối ổn định, do đó lạm phát ở Campuchia trong ngắn hạn sẽ ở mức thấp.

Về xuất nhập khẩu:

Sản xuất nông nghiệp tăng sẽ làm tăng xuất khẩu hàng nông sản của Campuchia. Tuy nhiên, với việc Tổ chức Thương mại Thế giới bãi bỏ chế độ hạn ngạch đối với hàng dệt may, xuất khẩu hàng may mặc của Campuchia sẽ đối mặt với sự canh tranh gay gắt hơn từ các đối thủ cạnh tranh khác. Đây sẽ là một thách thức lớn đối với Campuchia khi hàng may mặc là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của quốc gia này.

Do năng lực sản xuất trong nước còn hạn chế nên cùng với tăng trưởng kinh tế, nhu cầu nhập khẩu của Campuchia sẽ vẫn tiếp tục tăng mạnh. Các mặt hàng mà Campuchia có nhu cầu nhập khẩu lớn sẽ là xăng dầu, nguyên phụ liệu dệt may, vật tư thiết bị cho sản xuất nông nghiệp, vật tư thiết bị cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và các mặt hàng tiêu dùng.

Tốc độ tăng nhập khẩu sẽ tiếp tục lớn hơn tốc độ tăng xuất khẩu do giá dầu vẫn còn ở mức cao và do bản chất phụ thuộc nhập khẩu của nền kinh tế Campuchia. Vì thế, mặc dù có những yếu tố xuất khẩu tích cực và có nguồn thu ngoại tệ từ du lịch, thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai tiếp tục tăng. Trước mắt, sự thâm hụt này có thể được bù đắp bằng nguồn vốn vay, viện trợ chính thức từ nước ngoài và nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhưng trong trung hạn và dài hạn, thâm hụt kéo dài có thể tạo ra một sức ép đối với nền kinh tế Campuchia và có thể buộc Chính phủ Campuchia phải có những chính sách thắt chặt nhập khẩu và thúc đẩy xuất khẩu hơn nữa.

Ngoài ra, trong vòng những năm tới đây sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ về thị phần giữa các quốc gia đang trong top 3 những quốc gia xuất khẩu nhiều nhất vào thị trường Campuchia do có những mâu thuẫn về chính trị giữa Campuchia và Thái Lan. Việt Nam có điều kiện thuận lợi để vươn lên chiếm lĩnh thị phần và trở thành nước xuất khẩu nhiều nhất sang Campuchia.

Về đầu tư tư nhân:

Sự phát triển của khu vực tư nhân bị cản trở bởi những hạn chế về cơ sở hạ tầng, lãi suất cho vay cao, thiếu lao động lành nghề và quản lý yếu kém. Bên cạnh đó là tình trạng tham nhũng lan tràn. Campuchia cần phải có một môi trường kinh doanh minh bạch, đơn giản và dựa trên luật pháp để thúc đẩy sự phát triển của khu vực tư nhân. Chính phủ Campuchia đang ban hành các điều luật để nâng cao năng lực cạnh tranh, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào các dự án cơ sở hạ tầng và đa dạng hóa diện mặt hàng xuất khẩu thông qua các khu xuất khẩu. Tuy nhiên, những cải cách về luật pháp và tòa án còn chậm chạp, cản trở việc thực thi có hiệu quả luật pháp, buộc các doanh nghiệp tư nhân phải hoạt động trong một môi trường thiếu ổn định.

Về đầu tư nhà nước:

Đầu tư nhà nước bị hạn chế do thu ngân sách thấp. Những trữ lượng dầu mỏ và khí đốt được phát hiện ở ngoài khơi của Campuchia trong năm 2005 nếu có thể khai thác thương mại được sẽ cung cấp một nguồn thu ngân sách lớn cho Chính phủ Campuchia. Nếu được sử dụng phù hợp, khoản thu này sẽ góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, nếu không có cơ chế sử dụng hợp lý, khoản thu từ dầu mỏ này sẽ tập trung vào một số ít người và làm tăng thêm mâu thuẫn xã hội. Đồng thời, nó cũng có thể là cớ để các nhà tài trợ cắt giảm viện trợ cho Campuchia.

Về đầu tư nước ngoài:

Chính phủ Campuchia sẽ tiếp tục chính sách thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài, coi đó là một trong những động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Những lĩnh vực mà chính phủ Campuchia ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài bao gồm: các ngành công nghệ cao, các ngành thu hút nhiều lao động, các ngành có định hướng xuất khẩu, nông nghiệp, năng lượng, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường và các dự án đầu tư nằm trong những khu vực khuyến khích đặc biệt do chính phủ quy định.

Về các đối tác thương mại lớn:

Các đối tác thương mại lớn của Campuchia trong giai đoạn tới sẽ vẫn là Hoa Kỳ, Thái Lan, Liên minh Châu Âu, Trung Quốc, Hồng Kông, Việt Nam. Trong các

đối tác này, Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu sẽ là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Campuchia nhưng chủ yếu là hàng may mặc gia công, trong khi Việt Nam sẽ là một thị trường xuất khẩu hàng nông sản quan trọng của Campuchia. Về nhập khẩu, Campuchia sẽ nhập khẩu chủ yếu từ Thái Lan, Trung Quốc, Hồng Kông và Việt Nam. Các mặt hàng nhập khẩu của Campuchia rất đa dạng, từ nhiên liệu cho đến các loại tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng.

Về chính sách thương mại:

Trong giai đoạn tới, chính sách thương mại của Campuchia sẽ tiếp tục phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao đời sống của người dân, đặc biệt là người dân sống ở khu vực nông thôn.

Về xuất khẩu, Campuchia sẽ tiếp tục coi dệt may là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của mình vì xuất khẩu dệt may tạo ra công ăn việc làm cho một bộ phận lớn người dân Campuchia. Đặt trọng tâm vào mặt hàng dệt may, Campuchia sẽ tích cực tranh thủ sự ủng hộ và hỗ trợ của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu, hai thị trường chính nhập khẩu hàng dệt may của Campuchia. Campuchia cũng sẽ có nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hàng dệt may tại Campuchia.

Bên cạnh đó, với việc sản xuất nông nghiệp chiếm trên 30% GDP của Campuchia và thu hút 75% lực lượng lao động, thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản nhằm nâng cao đời sống của người dân sẽ là một định hướng lớn trong chính sách thương mại của Campuchia trong giai đoạn tới. Để thực hiện định hướng này, Campuchia sẽ tích cực vận động các nước phát triển cũng như các nước có mối quan tâm đến Campuchia dành cho Campuchia những ưu đãi về thuế quan và tiếp cận thị trường hàng nông sản với tư cách là một nước kém phát triển.

Các ngành sản xuất công nghiệp của Campuchia còn kém phát triển nên trong giai đoạn 2010 - 2015, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế tạo của Campuchia sẽ vẫn còn khiêm tốn. Có thể chính phủ Campuchia sẽ có những biện pháp khuyến khích nhằm thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp chế tạo trong nước để thỏa mãn nhu cầu của thị trường nội địa và hướng tới xuất khẩu nhưng kết quả của các biện pháp này sẽ phụ thuộc nhiều vào việc thực thi của các chính quyền ở cấp địa phương.

Về nhập khẩu, với việc Campuchia đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và tham gia vào các thỏa thuận thương mại khu vực trong khuôn khổ ASEAN, các rào cản về thuế quan và hạn chế nhập khẩu sẽ tiếp tục được dỡ bỏ. Điều này sẽ là một nhân tố thuận lợi cho việc thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2010 - 2015, nếu thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai vẫn tiếp tục tăng lên, Campuchia có thể có những biện pháp nhằm kiềm chế tốc độ tăng của nhập khẩu. Các biện pháp này có thể là những biện pháp bảo vệ cán cân thanh toán được WTO cho phép, hoặc đơn thuần là các biện pháp hành chính ở cấp địa phương gây cản trở cho việc nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Một vài giải pháp kiến nghị nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng giầy dép Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w