Nhóm hàng có khả năng gia tăng kim ngạch xuất khẩu ở tốc độc trung

Một phần của tài liệu Một vài giải pháp kiến nghị nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng giầy dép Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ (Trang 62 - 64)

II. Danh mục biểu

3.3.2.2.Nhóm hàng có khả năng gia tăng kim ngạch xuất khẩu ở tốc độc trung

5. Kết cấu của đề tài

3.3.2.2.Nhóm hàng có khả năng gia tăng kim ngạch xuất khẩu ở tốc độc trung

trung bình

- Dệt may:

Nhu cầu nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may của Campuchia rất lớn nhưng Việt Nam khó có thể có được một thị phần đáng kể đối với nhóm mặt hàng này do hai nguyên nhân. Thứ nhất, hoạt động nhập khẩu nhóm mặt hàng này thường được thực hiện bởi các doanh nghiệp gia công may mặc có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp này thường nhập khẩu nguyên phụ liệu từ chính nước đầu tư. Thứ hai, chính tại Việt Nam ngành công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu còn chưa phát triển đủ để đáp ứng được nhu cầu trong nước.

Tuy vậy, Việt Nam vẫn có thể tranh thủ để tăng xuất khẩu nhóm mặt hàng này, nhất là khi trong thời gian tới, các hiệp định thương mại khu vực giữa ASEAN với các nước khác sẽ cho phép các mặt hàng dệt may được hưởng ưu đãi thuế trên nguyên tắc xuất xứ cộng gộp.

- Giày dép:

Giày dép của Việt Nam đang từng bước chiếm lĩnh thị trường Campuchia. Tuy nhiên, do dung lượng của thị trường Campuchia tương đối nhỏ nên đây không phải là một thị trường lớn đối với xuất khẩu giày dép thành phẩm của Việt Nam. Một số hướng đi để thúc đẩy xuất khẩu nhóm mặt hàng này là:

+ Cung cấp nguyên phụ liệu cho Campuchia gia công để xuất khẩu sang một nước thứ ba. Hiện tại, Campuchia xuất khẩu khoảng 40 triệu USD kim ngạch giày dép mỗi năm, chủ yếu là sang Nhật Bản và Đức.

+ Nghiên cứu việc thành lập các văn phòng đại diện với các gian trưng bày sản phẩm tại Phnôm Pênh và các địa phương nhằm duy trì tốt công tác xúc tiến thương mại.

+ Các doanh nghiệp xuất khẩu giầy dép của ta cần nghiên cứu xây dựng các thương hiệu có uy tín tại thị trường Campuchia để làm tốt công tác quảng bá sản phẩm.

+ Hình thành chợ nguyên phụ liệu cho ngành da giày để phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất của ngành này. Xem xét việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài vào hoạt động đầu tư, xây dựng và kinh doanh chợ nguyên phụ liệu cho ngành da giày trong nước.

+ Nghiên cứu xây dựng nhà máy gia công, chế biến hàng xuất khẩu tại Campuchia nhằm tận dụng ưu đãi về tiếp cận thị trường của các nước khác dành cho Campuchia với tư cách là một nước kém phát triển. Hoạt động đầu tư này sẽ góp phần làm tăng xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia vì các doanh nghiệp này sẽ nhập khẩu các loại nguyên phụ liệu từ Việt Nam để gia công, chế biến tại Campuchia. Địa điểm thuận lợi nhất để đặt các nhà máy như vậy là tại các khu kinh tế cửa khẩu sát với biên giới Việt Nam. Tại đó, các doanh nghiệp sẽ tận dụng được những lợi thế về chi phí vận chuyển, chi phí liên lạc cũng như thủ tục xuất nhập khẩu.

- Giấy và các sản phẩm từ giấy:

Việt Nam có khả năng sản xuất được tất cả những mặt hàng giấy bìa mà Campuchia có kim ngạch nhập khẩu lớn. Đồng thời, cơ cấu thị trường nhập khẩu của Campuchia cũng có lợi cho các các doanh nghiệp Việt Nam do không có nước nào nổi bật hẳn lên để có được địa vị thống trị thị trường. Campuchia nhập khẩu giấy bìa và các sản phẩm giấy bìa từ rất nhiều nguồn khác nhau, nhiều nhất là từ Hồng Kông, Đài Loan, Indonesia và Thái Lan, sau đó là một loạt các nước khác như Malaisia, Trung Quốc, Úc, Việt Nam, Ai-len. Với những nguyên nhân trên, trong giai đoạn tới các doanh nghiệp Việt Nam có thể tăng thêm thị phần của mình trên thị trường giấy bìa và các sản phầm từ giấy bìa của Campuchia, với điều kiện là họ cần phải tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm của mình.

Các sản phẩm điện, điện tử gia dụng của Việt Nam như máy lạnh, tủ lạnh, lò nướng, nồi cơm điện, ti vi, máy tính, … chưa thâm nhập được vào thị trường

Một phần của tài liệu Một vài giải pháp kiến nghị nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng giầy dép Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ (Trang 62 - 64)