Đối với hoạt động th−ơng mại nội địa và xuất nhập khẩu, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, dịch vụ hậu cần có vai trò rất to lớn. Nó giúp giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của khả năng một cách hiệu quả.
Nhờ có thể tối −u hóa quá trình l−u chuyển hàng hóa, dịch vụ hậu cần giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Có nhiều doanh nghiệp thành công lớn nhờ có đ−ợc chiến l−ợc phát triển dịch vụ hậu cần đúng đắn. Ng−ợc lại, có không ít doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí thất bại, phá sản do có những quyết định sai lầm trong hoạt động này nh−: Lựa chọn sai vị trí, sai nguồn cung cấp hàng hoá, xác định mức dự trữ và nguồn dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển không hiệu quả…
Ngày nay, để tìm đ−ợc vị trí tốt hơn, kinh doanh hiệu quả hơn, các tập đoàn đa quốc gia, các công ty đủ mạnh đã và đang nỗ lực tìm kiếm trên toàn cầu nhằm tìm đ−ợc nguồn nguyên liệu, nhân công, vốn, bí quyết công nghệ, thị tr−ờng tiêu thụ, môi tr−ờng kinh doanh … tốt nhất. Đây là cơ sở để dịch vụ hậu cần toàn cầu (logistics toàn cầu) hình thành và phát triển.
Ngoài ra, dịch vụ hậu cần còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing, đặc biệt là marketing hỗn hợp (4P: Right Product, Right Price, Proper Promotion and Right Place) và đóng vai trò then chốt trong việc đ−a sản phẩm đến đúng nơi cần đến, vào đúng thời điểm thích hợp. Sản phẩm/dịch vụ chỉ có thể làm thỏa mãn khách hàng và có giá trị khi và chỉ khi nó đến đ−ợc với khách hàng đúng thời hạn và địa điểm quy định.
Để tiến hành các dịch vụ cụ thể trong hệ thống dịch vụ hậu cần, nhất thiết phải có những chi phí nhất định. Sơ đồ d−ới đây cho thấy những khoản chi phí cơ bản trong các hoạt động của dịch vụ hậu cần.
Sơ đồ cân đối chi phí trong marketing và logistics
Sản phẩm
Giá cả Chiêu thị
Vị trí/dịch vụ khách hàng
Chi phí vận tải Chi phí dự trữ
Chi phí giải quyết đơn hàng và thông tin Chi phí sản xuất Chi phí quản lý kho Chi phí Logistic Chi phí Marketing
Khác với mục tiêu của marketing là tối đa hóa lợi nhuận của công ty trong dài hạn, mục tiêu của dịch vụ hậu cần là cung cấp hàng hóa/dịch vụ cho khách hàng một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời nh−ng tổng chi phí phải bỏ ra là nhỏ nhất. Tổng chi phí đ−ợc xác định theo công thức sau:
Tổng chi phí = Chi phí sản xuất + Chi phí vận chuyển + chi phí l−u kho, l−u b∙i + chi phí giải quyết đơn hàng và cung cấp thông tin + chi phí dự trữ.
Nói tóm lại, trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập kinh tế thế giới, để đ−a ra quyết định cung ứng dịch vụ hậu cần một cách đúng đắn, hiệu quả, các doanh nghiệp cần cân đối giữa thu và chi nhằm lựa chọn đ−ợc ph−ơng án có thể đáp ứng nhu cầu tốt nhất với tổng chi phí nhỏ nhất. Vì thế, dịch vụ hậu cần có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện chiến l−ợc kinh doanh của doanh nghiệp.
Xét một cách cụ thể, vai trò của dịch vụ hậu cần đối với doanh nghiệp đ−ợc thể hiện cụ thể nh− sau:
- Dịch vụ hậu cần giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát đ−ợc toàn bộ quá trình l−u chuyển của sản phẩm, hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng.
- Dịch vụ hậu cần giúp doanh nghiệp có kế hoạch thiết kế, lắp đặt hệ thống kho tàng và các thiết bị cần thiết khác một cách tối −u phục vụ cho việc sản xuất, giảm bớt rủi ro trong quá trình đ−a sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.
- Dịch vụ hậu cần giúp cho doanh nghiệp có thể sử dụng phối hợp các ph−ơng tiện vận tải, giảm l−ợng hàng hóa tồn kho, giảm chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ sản phẩm.
- Việc hình thành các doanh nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ hậu cần giúp cho doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh có điều kiện lựa chọn các nhà cung cấp tốt hơn, có khả năng đáp ứng yêu cầu của hàng hóa và của ng−ời tiêu dùng một cách tối −u.