Giải pháp về việc tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các dịch vụ hậu cần phát triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về dịch vụ hậu cần và những bài học rút ra cho VN .pdf (Trang 105 - 108)

hậu cần phát triển

Chính phủ cần xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ hậu cần, đặc biệt là dịch vụ hậu cần th−ơng mại nh−: Dịch vụ vận chuyển, dịch vụ giao nhận, dịch vụ dự trữ… phát triển.

Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của các lĩnh vực dịch vụ hậu cần có vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo lập môi tr−ờng cạnh tranh công bằng, bình đẳng và lành mạnh cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hậu cần thuộc mọi thành phần kinh tế.

Trong môi tr−ờng cạnh tranh công bằng, bình đẳng, mọi hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hậu cần đ−ợc điều chỉnh thông qua hệ thống các văn bản pháp lý trong đó quy định đầy đủ, rõ ràng mọi vấn đề có liên quan đến phát triển dịch vụ hậu cần ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng

cần có cơ chế giám sát việc thực hiện pháp luật một cách có hiệu quả trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hậu cần.

Khi đã có một hành lang pháp lý thuận lợi, các doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện đúng pháp luật của Nhà n−ớc trong lĩnh vực hoạt động của mình, tránh hiện t−ợng độc quyền, cửa quyền hoặc lạm dụng những −u thế về thị tr−ờng, giá cả, th−ơng hiệu…

Tuy nhiên, để có đ−ợc môi tr−ờng cạnh tranh công bằng, Chính phủ Việt Nam cần phải loại bỏ dần, tiến tới loại bỏ hoàn toàn những chính sách, biện pháp mà tự nó không phải là điều kiện tốt cho cạnh tranh quốc tế.

Muốn nh− vậy, khi xây dựng hệ thống các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động của các dịch vụ hậu cần, Chính phủ cần tổ chức trao đổi, đóng góp ý kiến của các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý. Có nh− vậy, tính thực tiễn và tính hiệu quả của các văn bản chính sách của Nhà n−ớc mới đ−ợc nâng cao. Cụ thể là:

Nhà n−ớc cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hậu cần trong giai đoạn đầu của quá trình hội nhập quốc tế nh−: Khuyến khích các doanh nghiệp thuê tàu của Việt Nam để chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu thông qua việc định mức giá c−ớc vận chuyển cao hơn khi chuyên chở bằng tàu treo cờ Việt Nam thấp hơn so với tàu treo cờ n−ớc ngoài, cho vay −u đãi hoặc tạo điều kiện để các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hậu cần ký hợp đồng vận chuyển, giao nhận... dài hạn với các doanh nghiệp, tập

đoàn có khối l−ợng hàng hoá xuất nhập khẩu lớn, ổn định trong thời gian dài…

- Cần từng bớc thực hiện tự do hoá các dịch vụ hậu cần để tăng

cờng hội nhập khu vực và quốc tế

Nhóm các dịch vụ hậu cần bao gồm nhiều ngành và phân ngành dịch vụ khác nhau trong đó các dịch vụ giữ vai trò chủ chốt là: Dịch vụ vận chuyển, dịch vụ giao nhận, dịch vụ dự trữ hàng hoá và các dịch vụ hỗ trợ khác.

Đối với mỗi ngành và phân ngành dịch vụ khác nhau, Nhà n−ớc cần có những chính sách, biện pháp khuyến khích phát triển cho phù hợp với các cam kết khu vực và quốc tế.

+ Đối với dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đ−ờng biển

Quá trình tự do hoá dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đ−ờng biển sẽ giúp làm giảm chi phí vận tải và từ đó hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị tr−ờng thế giới.

Tuy vậy, trong quá trình tự do hoá dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đ−ờng biển ở Việt Nam đã có sự góp mặt của các doanh nghiệp, các hãng vận tải biển n−ớc ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, có đội tàu với sức chở lớn… Đây là thuận lợi lớn để các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hậu cần trong n−ớc tiếp cận với các doanh nghiệp của các n−ớc trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, các cam kết về tự do hoá dịch vụ vận chuyển bằng đ−ờng biển của Việt Nam với các n−ớc ASEAN và WTO còn t−ơng đối chặt chẽ. Trong t−ơng lai gần, khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đ−ờng biển còn phải đối mặt với nhiều thách thức khi thực hiện tự do hoá phân ngành dịch vụ này theo đúng quy định của Tổ chức Th−ơng mại thế giới.

Mặt khác, Chính phủ cần có biện pháp vận động, giúp đỡ để thay đổi tập quán mua CIF bán FOB của các chủ hàng Việt Nam bằng cách cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cần thiết cho các doanh nghiệp khi sử dụng đội tàu trong n−ớc (có thể áp dụng kinh nghiệm của Hoa Kỳ nh− giảm thuế quan 10% đối với các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu khi sử dụng đội tàu treo cờ của n−ớc chủ nhà).

+ Đối với dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đ−ờng thuỷ nội địa

Dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đ−ờng thuỷ nội địa là phân ngành dịch vụ có tính nhạy cảm cao nên các n−ớc trên thế giới tiến hành tự do hoá một cách thận trọng. Trong khuôn khổ của WTO, nhiều n−ớc không cam kết mở cửa dịch vụ này hoặc thực thi nhiều chính sách bảo hộ. Hiện nay, Việt Nam đã b−ớc đầu mở cửa thị tr−ờng vận tải thuỷ nội địa với việc cho phép các liên doanh n−ớc ngoài vào hoạt động với mức vốn đóng góp không quá 50%.

+ Dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đ−ờng bộ

Dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đ−ờng bộ là phân ngành có mức độ mở cửa khá cao. Hiện tại, có trên 20 liên doanh kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đ−ờng bộ đ−ợc cấp phép hoạt động ở Việt Nam với vốn góp của phía n−ớc ngoài không quá 49%. Với việc cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia và cạnh tranh bình đẳng trong việc cung cấp dịch vụ nên vận tải đ−ờng bộ của Việt Nam t−ơng đối phát triển để phục vụ l−u thông trong n−ớc và phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu.

+ Dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đ−ờng sắt

Là lĩnh vực dịch vụ thuộc độc quyền của Nhà n−ớc nên dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đ−ờng sắt đang từng b−ớc nâng cao sức cạnh tranh so với các dịch vụ vận chuyển bằng các ph−ơng tiện khác chứ ch−a phải đối phó

với sự tham gia của các hãng vận tải n−ớc ngoài trong việc cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đ−ờng sắt.

Trong thời gian tới, Chính phủ Việt nam cần cam kết để mở cửa hơn nữa việc tự do hoá hoạt động cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hoá và các dịch vụ hỗ trợ khác nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và dịch vụ Việt nam trên tr−ờng quốc tế.

Tuy nhiên, các Bộ chủ quản cần đ−a ra lộ trình mở cửa hợp lý trên cơ sở cân nhắc cơ hội và thách thức mà ngành vận tải có thể gặp phải thông qua việc xây dựng các chiến l−ợc hội nhập của ngành. Tuy nhiên, các bản chiến l−ợc cần phải có quy mô và cụ thể hơn nữa mới đáp ứng đ−ợc yêu cầu của tiến trình hội nhập.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về dịch vụ hậu cần và những bài học rút ra cho VN .pdf (Trang 105 - 108)