Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy thuốc lá Thăng long.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện chiến lược sản phẩm ở nhà máy thuốc lá.doc (Trang 29 - 32)

LƯỢC SẢN PHẨM Ở NHÀ MÁY THUỐC LÁ THĂNG LONG.

I. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy thuốc lá Thăng long. long.

1. Sau khi được giải phóng hoàn toàn, miền Bắc tiến lên xây dựng XHCN, Giai đoạn 1955 - 1957 được coi là giai đoạn khôi phục kinh tế. Nghị quyết Bộ chính trị (ngày 5.9.1954) đã nêu:

" Cần chú ý phục hồi và xây dựng một số công xưỡng chế tạo hàng cần thiết cho đời sống của nhân dân, xưỡng sữa chữa giao thông vận tải và một số công xưỡng thuộc công nghiệp nhẹ, bỏ vốn ít mà hiệu quả nhanh để giải quyết những vấn đề cấp thiết cho đời sống nhân dân"

Nhu cầu về Thuốc lá là nhu cầu cần thiết, thường ngày trong khi việc trồng và sản xuất thuốc lá ở miền bắc chủ yếu được hình thành tự phát, không đủ cung cấp cho nhu cầu của nhân dân . Vì vậy vấn đề xây dựng một nhà máy sản xuất thuốc lá có qui mô lớn đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách.

Đứng trước đòi hỏi đó, sau một thời kỳ thai ngén Ngày 6 - 1 - 1957 được coi là ngày lịch sử của Nhà máy khi những bao thuốc lá đầu tiên mang nhãn hiệu Thăng long ra đời.

2. Các giai đoạn phát triển của nhà máy:

Lịch sử phát triển của Nhà máy được chia làm các giai đoạn sau: Giai đoạn 1957 - 1959:

Sau khi nhà máy chính thức được thành lập, với sự chỉ đạo của Bộ Công nghiệp, toàn thể cán bộ công nhân nhà máy khẩn trương bắt tay vào lao động sản xuất với quyết tâm cao.

Giai đoạn này sản phẩm đầu tay của nhà máy là thuốc lá Thăng long có chất lượng khá trên thị trưoừng lúc bấy giờ. Nhưng đây cũng là thời kỳ khó khăn, thời kỳ khôi phục sau chiến tranh: máy móc thiếu, chủ yếu làm bằng thủ công, nhà xưởng chật hẹp, đời sống cán bộ công rất cực khổ.

Với Chức năng ban đầu của Nhà máy là sản xuất và tiêu thụ thuốc lá không có đầu lọc bao mềm. Đến năm 1958 nhà máy sản xuất gần 30 triệu bao thuốc gấp ba lần sản lượng năm 1957, nhiều loại thuốc mới ra đời như Đại đồng, hoàn kiếm, ba đình, bông lúa, hoa hồng, Trường sơn...góp phần thực hiện

nhiệm vụ ban đầu là phục vụ nhu cầu về thuốc lá cho cán bộ, bộ đội, công nhân , nhân dân...

* Giai đoạn 1960 - 1964:

Với sự nỗ lực cao, từ một xí nghiệp nữa cơ ký. đội ngũ công nhân kỹ thuật nhà máy đã tự mày mò, chế tạo, cải tiến theo các mẫu máy nhập ngoại được một số máy cón điếu, đóng bao phục vụ sản xuất, đưa Thăng long tiến lên một nhà máy bán tự động. Theo đó cơ cấu sản xuất đã được hoàn chỉnh hơn một bước. Bộ máy quản lý được kiện toàn, các ban chức năng trở thành các phòng quản lý gồm: Kỹ thuật, tài chính, tổ chức..

Đến 1964 giá trị tổng sản lượng đạt 31 triệu đồng gấp 2 lần năm 1959. Giá trị sản phẩm đạt 136.362.000 bao gấp 18 lần năm 1957.

t Giai đoạn 1965-1975:

Sự kiện Vịnh Bắc Bộ 5-8-1964 là cái cớ để Mỹ ném bom miền Bắc. Hơn 100 công nhân kỹ thuật của nhà máy lên đường nhập ngũ, gánh nặng công việc và gia đình đặt lên vai các chị em. Nhà máy đã mạnh dạn đào tạo 87 chị em có nhiệm vụ sửa máyvà dẫn máy, nâng cao tay nghề cho các chị em khác.

Do tình hình chiến tranh, nhà máy chuyển sang phương án sơ tán, chuyển 5 bộ phận lên các tỉnh khác nhưng lực lượng cơ bản vẫn bám trụ ở Thượng đình vừa sản xuất vừa chiến đấu góp phần bảo vệ thủ đô.

Trong giai đoạn này cán bộ công nhân cơ khí đã tự chế tạo thành công máy mài đá, máy dập, máy cắt điếu, máy sấy động cơ, đầu máy B.13 đã được cải tiến đưa năng xuất từ 25000bao/ca lên 40000 bao/ca.

Đến năm 1971, dây chuyền sản xuất đã được cơ khí hoá 100%. Đ Giai đoạn 1975 - 1985:

Đất nước được hoàn toàn giải phóng, nhà máy có nhiều công trình cải tiến, nâng cấp máy móc, khu nguyên liệu, nhà xưởng...thúc đẩy sự phát triển và tốc độ sản xuất. Nhà máy đầu tư để xây dựng các vùng chuyên canh thuốc lá ở Điện Biên, Cao Bằng, Thái bình, Thanh Hoá...tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào trong nước.

Trong giai đoạn này cũng đã lắp ráp 3 máy cuốn điếu, 1 máy xén điếu, sử dụng 2 nồi hơi, máy đóng bóng kính...vì vậy sản phẩm ngày càng đa dạng, chất lượng được nâng cao và đữ được tham gia một số hội chợ triển lãm quốc tế. Năng xuất lao động cao, các chế độ phục vụ công nhân được cải thiện tốt, đời sống công nhân viên ngày càng được đảm bảo.

Đại hội đảng lần thứ VI đã mở ra một trang sử mới trong lịch sử của Đảng và của dân tộc. Chế độ kinh tế tập trung bao cấp đã bộc lộ rõ nhược điểm của nó. Vì vậy cần phải chuyển đổi nền kinh tế theo cơ cấu cũ sang kinh tế thị trường là sự lựa chọn mang tính tất yếu.

Sự chuyển đổi này tạo cho nhà máy nhiều cơ hội mới cũng như những khó khăn mới. đòi hỏi nhà máy phải phải không ngừng đổi mới về tư duy kinh tế, nâng cao công tác đào tạo cán bộ công nhân tiếp thu những thành tựu công nghệ mới, để sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao đủ sức cạnh tranh với các hãng thuốc lá khác.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện chiến lược sản phẩm ở nhà máy thuốc lá.doc (Trang 29 - 32)