Xây dựng chiến lược sản phẩm qua việc phân tích chu kỳ sống của các loại thuốc.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện chiến lược sản phẩm ở nhà máy thuốc lá.doc (Trang 75 - 81)

II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược sản phẩ mở Nhà máy thuốc lá Thăng long.

4.Xây dựng chiến lược sản phẩm qua việc phân tích chu kỳ sống của các loại thuốc.

của các loại thuốc.

Mỗi một loại sản phẩm được đưa vào sản xuất đều có một chu kỳ sống của riêng nó, được đánh dấu bằng một loạt những vấn đề không ngừng nảy sinh và những khả năng mới. Trong những năm

gần đây, thực trạng tiến hành sản xuất phụ thuộc vào kinh nghiệm chủ quan và những biến động mang tính chất thời điểm của thị trường là chủ yếu nên thực tế nhà máy đã bỏ rơi một số sản phẩm vẫn còn khả năng sinh lợi trong khi lại tiếp tục duy trì sản xuất những sản phẩm khác đã ở giai đoạn cuối của chu kỳ sống, hay không có biện pháp thích hợp để tác động vào các đoạn trong chu kỳ sống của mỗi loại sản phẩm, điển hình là sản phẩm Palat, năm 1996 sản xuất ra với sản lượng 11.480 bao avà năm 1995 là 85.370 bao, trong cả hai năm nhà máy không tiêu thụ được một bao nào, đó cũng thể hiện việc yếu kém trong phân tích chu kỳ sống của sản phẩm để đưa ra những quyết định đúng đắn tránh gây ra những tổn thất cho nhà máy.

Dưới đây là việc phân tích chu kỳ sống của một số sản phẩm hiện tại của nhà máy đang tiến hành sản xuất kinh doanh nhằm góp phần tạo điều kiện để nhà máy xây dựng và thực hiện chiến lược sản phẩm một cách hoàn thiện hơn.

Đối với những sản phẩm đang ở giai đoạn tăng trưởng, điển hình như: Vinataba, Dunhill, Hoàn Kiếm, Methol, Hồng Hà, Điện Biên bạc,...Hiện nay, những sản phẩm trên có tính chất là những sản phẩm chủ chốt của nhà máy, là nguồn thu lợi nhuận chủ yếu và đây là những sản phẩm có chất lượng và có giá bán tương đối cao đồng thời lại được tiêu thụ với khối lượng lớn và tăng nhanh.

Đồ thị biểu diễn mức tiêu thụ của nhóm sản phẩm trong giai đoạn này:

Như vậy đối với nhóm sản phẩm này, thì nhà máy cần tìm cách kéo dài giai đoạn phát triển càng lâu càng tốt trước khi có sản phẩm mơí thay thế.

Để kéo dai tối đa thời kỳ phát triển nhanh của sản phẩm thì nhà máy cần sử dụng một số biện pháp sau:

- Kịp thời hạ giá để thu hút thêm số người tiêu dùng.

- Phổ biến những thông tin về hàng hoá nhằm kích thích tiêu thụ. - Xâm nhập vào những khoảng thị trường mới.

- Sử dụng những kênh phân phối mới.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm mới, cãi tiến mẫu mã, cách bán,... N Những sản phẩm đang ở giai đoạn chín muồi (Thăng long, Thủ

Đô,..)

Những sản phẩm này trong thời gian qua có nhịp độ tăng mức tiêu thụ chậm lại, hay mức độ tăng trưởng bắt đầu chậm lại nhưng lợi nhuận thu về cho nhà máy mang tính ổn định vì khối lượng sản phẩm bán ra có tốc độ đều, giá cả vẫn giữ nguyên hay giảm đi chút ít.

Sản phẩm thuốc lá Thăng long, Thủ đô trong gian này tiêu thụ với khối lượng không mấy biến đoọng nhiều, số lượng người tiêu dùng loại thuốc lá này chững lại về số lượng nhưng vẫn được thị trường chấp nhận và sử dụng.

Như vậy, đối với những loại thuốc lá trong gian đoạn chín muồi thì kinh phí đầu tư cho công việc nghiên cưú, thiết kế thử nghiệm nhằm tạo ra những phương án cải tiến hàng hoá tăng. Do đó nhà máy cần tác động vào hai kĩnh vực, đó là:

- Cần phải có những cải biến thị trường. Tức là tăng mức tiêu dùng hàng hoá hiện có, tìm kiếm những người sử dụng mới, tìm kiếm những phương pháp khuyến khích người tiêu dùng nhiều hơn. - Cần phải cải tiến sản phẩm. Nhà máy nên đầu tư nghiên cứu để

cải tiến các đặc tính của mỗi loại thuốc lá như mức chất lượng, bao gói, nhãn hiệu để thu hút người tiêu dùng.

Vấn đề cải tiến các đặc tính có mục đích tạo cho các sản phẩm này những tính chất mới, làm cho nó toàn năng hơn, sang trọng hơn và tiện lợi hơn như việc nâng cấp thuốc từ không có đầu lọc lên có đầu lọc , từ thuốc lá bao mềm lên thuốc lá bao cứng, hay ngoài những bao thuốc có 20 điếu còn có các loại thuốc có 10 điếu, 12 điếu.

Đối với các sản phẩm đã ở trong giai đoạn này, nhà máy cần gấp rút tiến hành cải tiến hình thức bên ngoài nhằm mục đích tăng sự hấp dẫn của hangf hoá để thu hút người mua, ví sản phẩm cải tiến sẽ có sự mới lạ đối với người tiêu dùng, cho nên cần phải có định kỳ cải tiến cho phù hợp tránh bỏ bi những sản phẩm đang ở giai đoạn naỳ khi chúng còn đem lại lợi nhuận cho nhà máy.

n Đối với những sản phẩm đang ở giai đoạn suy thoái như: Như đống đa , hồng hà.

Cuối cùng thì bất cứ một loại sản phẩm nào cũng bị giảm về mặt tiêu thụ. Sự suy giảm cũng có thể diễn ra chậm, hoặc nhanh chóng, làm cho ban lãnh đạo của nhà máy lúng túng không biết sử lý ra sao.

Mức tiêu thụ giảm do nhiều nguyên nhân dẫn đến, trong đó có những thành tựu về công nghệ, sự thay đổi về thị hiếu người tiêu dùng và sự cạnh tranh gay gắt giữa các đối thủ. Khi mức tiêu thụ và lợi nhuận giảm, khi đó nhà máy có hai con đường để lựa chọn là: loại bỏ khỏi danh mục sản phẩm những sản phẩm này và đầu tư vào sản phẩm mới. Hay tiến hành cải tiến sản phẩm để đẩy nó sang chu kỳ khác.

Sản phẩm đống Đa đầu lọc và Hồng hà của nhà máy đang bước vào giai đoạn suy thoái . Có thể nhận thấy thông qua đồ thị biểu diễn mức tiêu tiêu thụ trong những năm gần đây như sau:

Đối với thuốc lá việc giữ lại trong danh mục của mình những mặt hàng đã bước vào giai đoạn suy thoái có thể là việc làm vô cùng bất lợi cho nhà máy. Sản phẩm làm ra chiếm quá nhiều thời gian của ban lãnh đạo. Thêm vào đó lại đòi hỏi phải điều chỉnh lại giá và đánh giá lại lượng hàng và vật tư tồn kho. Đôi khi nó gây tổn hại cho nhà máy, Ví dụ như loại thuốc lá Palat trong hai năm 1995 , 1996 nhà máy vẫn sản xuất khoảng 1.000..000 bao nhưng không tiêu thụ được một bao nào gây tổn thất to lớn cho nhà máy. Như vậy đối với sản phẩm đã ở giai đoạn suy thoái và lợi nhuận thu lại cho nhà máy không đảm bảo do sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được thì cách tốt nhất để giải quyết là nhà máy nên loại bỏ sản phẩm đó khỏi danh mục hàng hoá để dồn mọi tiền năng và nguồn lực vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.

Như vậy, để xây dựng và thực hiện một chính sách sản phẩm hoàn chỉnh hơn, thì việc nghiên cứu các giai đoạn sống của sản phẩm trong chu kỳ sống của nó có ý nghĩa to lớn. Nó giúp cho nhà máy có những quyết định chuẩn xác hơn, góp phần làm sản phẩm của nhà máy được thích ứng với thị trường

hơn. Đồng thời thồng qua việc phân tích chu kỳ sống của sản phẩm của từng loại thuốc lá thì nhà máy sẽ có từng biện pháp tối ưu để tác động vào từng loại sẩn phẩm, do đó tránh được những tổn thất không đáng có.

KẾT LUẬN.

Vân dụng chiến lược sản phẩm vào hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong những phương pháp cơ bản tiếp cận với lý thuyết kinh tế hiện đại. Thực tế đã chứng minh tính hiệu quả của nó không chỉ đối với doanh nghiệp nước ngoài mà còn đối với các doanh nghiệp trong nước.

Thực tế qua đánh giá thì nhà máy thuốc lá thăng long bước đầu có được một chiến lược sản phẩm ứng phó khá hữu hiệu với sự chuyển đổi của cơ chế thị trường tuy chưa được hoàn chỉnh , toàn diện. Những nội dung được đề cập đến trong đề tài này nằm trong cố gắng góp phần hoàn thiện hơn chiến lược sản phẩm của nhà máy. Trên cơ sở đó nhằm hạn chế bớt những thiếu sót, tạo tiền đề cho việc xác lập và xây dựng một chiến lược sản phẩm có tính khả thi hơn các giải pháp tập trung vào việc khai thác tối đa nguồn lực của nhà máy, sử dụng kết họp và linh hoạt các lý thuyết chiến lược trong những vấn đề đổi mới, đa dạng hoá sản phẩm,... Để phát triển trên thị trường một cách đồng đều, cân đối, có sự kết hợp nghiên cứu và phân tích một cách đầu đủ về thị trường và các đối thủ cạnh tranh.

Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, dung lượng đề tài hạn chế về trình độ cũng như nhận thức, lý luận nên dẫn đến việc phân tích đánh giá chưa sâu xắc, các giải pháp chưa thật đầy đủ, hoàn thiện. Song qua đề tài này, em vẫn hi vọng phần nào giúp được cho nhà máy trong nỗ lực vươn lên giữ vị trí hàng đầu của ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá ở Việt Nam, phát triển cùng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế của cả nước trong thời gian tới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện chiến lược sản phẩm ở nhà máy thuốc lá.doc (Trang 75 - 81)