II. Thực trạng quá trình quản trị chiến lược sản phẩ mở Nhà máy thuốc lá Thăng long.
2. Phân tích môi trường bên ngoài.
Sau hơn mười năm đổi mới, chuyển sang cơ chế thị trường thị trường, nền kinh tế nước ta đã có những thành tựu to lớn. Song bên cạnh đó còn bộc lộ những khuyết điểm, tàn dự của cơ chế cũ ...và còn nhiều bất hợp lý từ sự quản lý vĩ mô từ phía nhà nước đã hạn chế sự cố gắng của các đơn vị kinh tế nói chung và Nhà máy nói riêng.
Hơn nữa, như chúng ta đã biết ngành thuốc lá là ngành không được nhà nước khuyến khích phát triển, nên nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất từ ngân sách là không có. đây là khó khăn lớn cho ngành thuốc lá nói chung và nhà máy thuốc lá Thăng long nói chung.
2.2. Phân tích môi trường Ngành:
Phân tích môi trường kinh doanh nhằm dự đoán những biến động của thị trường, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh. 2.1.1. Dự đoán thị trường:
Hiện nay Nhà máy thuốc lá Thăng Long đang chiếm giữ khoãng 18% thị trường thuốc lá cả nước, gần bằng 23% so với Tổng công ty thuốc lá việt Nam, khoảng hơn 40% so với hiệp hội thuốc lá Việt Nam và khoảng trên 50% thị trường thuốc lá miền Bắc. Đối với nhà máy, giữ vững và mở rộng thị trường là công việc hết sức khó khăn nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Việc phân tích môi trường kinh doanh nhằm dự đoán chính xác những thông tin về thị trường hiện tại và trong tương lai.
Biến động của thị trường bao gồm hai nhân tố và giá cả sản phẩm.
Nguyên nhân chính của sự biến động này là do sự thay đổi của nhu cầu thị trường, nhà máy dự đoán được nhu cầu của thị trường căn cứ vào sản lượng tiêu thụ các năm trước đây và lưoựng đặt hàng cho năm nay. Thị trường tương lai của nhà máy dự định sẽ là các tỉnh miền trung và miền nam. căn cứ vào tỉ lệ thị phần của các đối thủ cạnh tranh, nhà máy sẽ xác định được tương đối chính xác thị phần sẽ chiếm giữ được trong tương lai.
Đi đôi với dự đoán được những biến động của thị trường thì quan trọng không kém là việc tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh.
2.1.2. Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh:
Kết quả kinh doanh những năm gần đây cho thấy thị trường tiêu thụ của Nhà máy bị sản phẩm của các nhà máy khác như Sài gòn, vĩnh Hội.. cạnh tranh lấn át và làm giảm thị phần. Có thể hình dung ra vị trí cạnh tranh của
nhà máy thuốc lá Thăng long trong tương lai (Về mặt sản xuất) qua bảng tổng kết sau: STT Nhà máy thuốc lá Đơn vị Năng lực thiết kế Năng lực dự kiến 1 Hà bắc Tr bao/năm 60 200 2 Sài Gòn Tr bao/năm 450 500 3 Vĩnh Hội Tr bao/năm 400 400 4 Bắc sơn Tr bao/năm 80 100
5 Thăng Long Tr bao/năm 120 400
Với năng lực thiết kế là 120 triệu bao/năm và sẽ được nâng lên 400 triệu bao/năm trong thời gian tới, nhà máy hoàn toàn có khả năng cung ứng ra thị trường một khối lượng sản phẩm lớn. Song với năng lực sản xuất cao hơn, cộng với ưu thế về vốn, công nghệ sản xuất cũng như về uy tín trên thị trường thuốc lá , hai nhà máy thuốc lá Sài Gòn và Vĩnh hội đã chiếm một thị phần khá lớn thị trưòng của nhà máy thuốc lá Thăng long và các nhà máy khác. Với những ưu thế như vậy nên hai nhà máy này chủ trương cạnh tranh với nhà máy thuốc lá Thăng long băng giá cả. Cụ thể là khi tung sản phẩm mới ra thị trường, nhà máy chấp nhận mức lãi thấp để có thể bán ra sản phẩm với giá thấp nhằm khuyến khích người tiêu dùng, bên canh đó còn có hưởng hoa hồng và các chế độ thưởng khác cho các đại lý để khuyến khích họ bán sản phẩm của nhà máy mình... Sau một thời gian khi đã được thị trường chấp nhận và quen với sản phẩm thì sẽ tăng dần giá lên để bù lại phần hao hụt trước đó. với nhà máy thuốc lá Thăng long cũng có chính sách giá tương tự nhưng phần chênh lệch giữa giá trước và giá sau khi tăng là không đáng kể.
Ngoài ra còn một đối thủ cạnh tranh đáng gờm của nhà máy thuốc lá Thăng long mà không thể không kể đến là thuóc lá nhập lậu từ các nước láng giềng đặc biệt là từ Trung Quốc. Lượng thuốc này tương đối lớn khoảng 200 triệu bao/năm, lượng thuốc này còn lớn hơn sản lượng thuốc hàng năm của nhà máy , đây là khó khăn rất lớn đối với việc tiêu thụ sản phẩm của nhà máy vì những sản phẩm nhập lậu không phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt, do vậy giá cả thường thấp hơn và hơn nữa mẫu mã của nó thường đẹp, chất lượng cao và được nhiều người tiêu dùng ưu thích. cộng thêm với mốt sính hàng ngoại nó càng làm cho khả năng cạnh tranh của thuốc lá nội khó khăn hơn.
Đứng trước sức ép cạnh tranh đó, để không bị đánh bại trên thị trường thì nhà máy cần có chiến lược sản phẩm hợp lý nhằm tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm, mở rộng thị trường cho doanh nghiệp. Với mục tiêu đó, công việc tìm hiểu đối thủ cạnh tranh chỉ có thể được coi là hoàn chỉnh khi lập ra hồ sơ cạnh tranh. Nội dung chính của hồ sơ cạnh tranh là đặt sản phẩm của doanh nghiệp trong mối tương quan với các sản phẩm cạnh tranh khác. Nội dung của hồ sơ cạnh tranh phản ánh:
- Các sản phẩm cùng loại đang lưu hành trên thị trường về mặt nguồn gốc, đặc tính, ưu nhược điểm..
- Các biện pháp quản lý, tiêu thụ, cạnh tranh của đối thủ. - Triển vọng sản phẩm và thị trường sản phẩm.
- cách thức sản xuất như bí quyết, công nghệ...và các thông tin về nguồn lực của đối thủ.
Tóm lại, việc phân tích môi trường kinh doanh của nhà máy Là căn cứ quan trọng để xác định mục tiêu trong công tác xây dựng chiến lược sản phẩm. Đồng thời từ đó vạch ra kế hoạch hỗ trợ nhằm khai thác năng lực của doanh nghiệp trong thực hiện chiến lược sản phẩm.
2.1.3. Mối đe doạ của sản phẩm thay thế.
Sản phẩm thuốc lá không có nhiều sản phẩm thay thế , sản phẩm thay thế trực tiếp nhất là các loại thuốc vấn. Theo thống kê thì có khoảng 13 % nam giới nước ta hút thuốc lào, 12% hút cả thuốc lá và thuốc lào, 6% hút thuốc vấn. Số người hút thuốc lào chủ yếu tập trung ở nông thôn, miền núi và chủ yếu là từ tuổi trung niên trở lên. Hút thuốc lào là rất bất tiện do ống điếu cồng cềnh không thể đem theo mọi nơi, mọi lúc như thuốc lá và một số lý do thẩm mỹ đồng thời việc trồng thuốc lào mấy năm gần đây có xu hướng giảm do vậy thuốc lào không thể là đối thủ cạnh tranh với thuốc lá. với xu hướng của đời sống hiện đại thì thuốc lá sẽ dần thay thế thuốc lào.
sản phẩm thứ hai có thể thay thế thuốc lá là xìgà, mặc dù rất phổ biến ở một số nước nhưng ở Việt nam thì nó còn mới mẽ và hầu như chưa xuất hiện và cạnh tranh đáng kể so với sản phẩm thuốc lá.
Cuôí cùng là ma tuý nhưng nó bị cấm sử dụng và buôn bán. Do đó nó tác động không đáng kể đến thị trường thuốc lá.
Tóm lại, thị trường thuốc lá không cần lo lắng gì đến các sản phẩm thay thế. nhưng cũng không thể độc tôn mà đặt giá cao vì sự nhạy cảm của người tiêu dùng và sự tồn tại của ngành còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác.