Bảo đảm bằng tài sản cầm cố

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đảm bảo tiền vay tại Agribank láng hạ (Trang 40 - 42)

2. Thực trạng bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh Láng Hạ

2.2.2. Bảo đảm bằng tài sản cầm cố

Theo qui định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam, các loại tài sản có thể đem cầm cố là: máy móc thiết bị, ngoại tệ bằng tiền mặt, số d trên tài khoản tiền gửi, trái phiếu, cổ phiếu, sổ tiết kiệm, các loại giấy tờ có giá khác, quyền góp vốn, quyền khai thác tài sản,… Tuy nhiên, thông thờng hình thức cầm cố tài sản đợc áp dụng cho những khoản vay ngắn hạn, vay thơng mại, nên khách hàng chủ yếu là các cá nhân, hộ sản xuất có nhu cầu vốn tạm thời. Do đó, tại chi nhánh chỉ có một số các hình thức cầm cố chủ yếu là sổ tiết kiệm, trái phiếu kho bạc, kỳ phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, và tỷ trọng của hình thức này cũng rất thấp, chỉ chiếm 5.7% trong các hình thức bảo đảm tiền vay:

Bảng 2.4. D nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản cầm cố năm 2004

Đơn vị: Triệu đồng

Loại tài sản D nợ Tỷ trọng

Sổ tiết kiệm 97.812 78%

Trái phiếu,kỳ phiếu, tín phiếu 23.826 19%

Cổ phiếu 3.762 3%

Tổng cộng 125.400 100%

( Nguồn: Báo cáo tình hình bảo đảm tiền vay năm 2004)

Đối với ngân hàng và khách hàng khi thực hiện cầm cố sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu đều có rất nhiều thuận lợi. Đối với ngân hàng, việc xác định giá trị các loại tài sản này cũng dễ dàng hơn rất nhiều so với tài sản thế chấp. Theo qui định, với tài sản cầm cố là giấy tờ có giá thì mức cho vay tối đa bằng số tiền gốc

cộng với lãi chứng từ có giá trì đi số lãi phải trả ngân hàng trong thời giãnin vay. Hơn nữa đây là những tài sản có khả năng thanh khoản cao, dễ chuyển nhợng nên sẽ dễ dàng hơn cho ngân hàng khi thanh lý tài sản bảo đảm. Đây đợc coi là hình thức bảo đảm tiền vay an toàn nhất đối với chi nhánh. Còn đối với khách hàng, khi dùng tài sản là sổ tiết kiệm, hoặc trái phiếu có mệnh giá lớn để cầm cố tại ngân hàng thì lãi suất khoản vay mà khách hàng phải chịu vẫn thấp hơn so với số tiền lãi bị mất khi họ rút vốn trớc hạn. Hơn nữa, khi khách hàng cầm cố bằng các giấy tờ có giá, ngân hàng thờng dễ dàng chấp nhận hơn vì các thuận lợi đã nói ở trên, nên khách hàng sẽ nhanh chóng có đợc khoản vay hơn. Đồng thời việc vay vốn bằng cầm cố tài sản này không đòi hỏi khách hàng phải xác nhận quyền sở hữu hoặc đăng ký giao dịch đảm bảo đối với tài sản, nên sẽ giảm chi phí cho cả khách hàng và ngân hàng.

Ngoài ra chi nhánh cũng thực hiện cầm cố đối với cổ phiếu, nhng tỷ lệ này là rất thấp. Nguyên nhân đầu tiên là do thị trờng chứng khoán Việt Nam cha phát triển, số lợng và chất lợng cổ phiếu cha cao. Hơn nữa mệnh giá cổ phiếu tại Việt Nam không cao nên giá trị món vay sẽ thấp, không kích thích khách hàng dùng hình thức vay này và chi nhánhthì cũng hạn chế cho vay vì cổ phiếu cũng cha có thị tr- ờng tiêu thụ rộng rãi. Trớc đây chi nhánh có nhận cầm cố xe máy nhng hiện nay đã không còn sử dụng hình thức này.

Nhìn chung hình thức cầm cố cũng nh thế chấp tài sản tại chi nhánh còn ở mức thấp, hạn chế. Qua các năm có tăng nhng không đáng kể.

Biểu 2.4: Cơ cấu d nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản cầm cố

78%

19% 3% Sổ tiết kiệm Trái phiếu,kỳ phiếu, tín phiếu Cổ phiếu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đảm bảo tiền vay tại Agribank láng hạ (Trang 40 - 42)