Luật tố tụng dân sự 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu khái quát chung về pháp luật đại cương (Trang 95 - 96)

Luật tố tụng dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án dân sự và thi hành án dân sự (gọi chung là tố tụng dân sự), nhằm nhanh chóng bảo vệ kịp thời lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức trong xã hội (theo điều 1, Bộ luật tố tụng dân sự).

Trong pháp luật thực định Việt Nam tố tụng dân sự được hiểu theo nghĩa rộng, nó không chỉ bao gồm quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án mà còn bao gồm cả giai đoạn thực thi bản án, nhằm xác định giá trị của bản án trong cuộc sống. Mặc dù vậy, nguồn cơ bản của ngành luật này là Bộ luật Tố tụng dân sự lại có cách quy định không nhất quán. Tại điều 1 của Bộ luật khẳng định phạm vi điều chỉnh là quan hệ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự, nhưng gần như toàn bộ nội dung của Bộ luật chỉ tập trung vào quá trình giải quyết tại Tòa án, Bộ luật chỉ quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc, cơ bản về việc thi hành án. Những quy định cụ thể về thi hành án được quy định tại Luật thi hành án dân sự.

Nguồn cơ bản của Luật Tố tụng dân sự là: Hiến pháp 1992, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, Luật thi hành án và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Thủ tục giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án: 2.1. Thủ tục giải quyết vụ án dân sự: 2.1. Thủ tục giải quyết vụ án dân sự:

Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án có thể trải qua các giai đoạn sau:

Một phần của tài liệu khái quát chung về pháp luật đại cương (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)