HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN * Vị trí, vai trò

Một phần của tài liệu khái quát chung về pháp luật đại cương (Trang 38 - 39)

- Tính quyền lực nhà nước cao nhất được thể hiện:

2.4.3.6. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN * Vị trí, vai trò

* Vị trí, vai trò

Điều 119 Hiến pháp năm 1992 qui định: “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm

chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”.

Hội đồng nhân dân có vai trò:

- Đại diện cho nhân dân địa phương: Hội đồng nhân dân là cơ quan duy nhất ở địa phương do cử tri ở địa phương trực tiếp bầu ra, đại diện tiêu biểu nhất cho nguyện vọng và lợi ích của nhân dân địa phương.

- Đại diện quyền lực nhà nước ở địa phương: Hội đồng nhân dân là cơ quan được nhân dân trực tiếp giao quyền để thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước ở địa phương, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương

Hội đồng nhân dân được tổ chức ở 03 cấp hành chính:

+ Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) + Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) + Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã).

* Chức năng của Hội đồng nhân dân

- Hội đồng nhân dân có hai chức năng cơ bản sau đây:

+ Chức năng quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương trong phạm vi thẩm quyền

+ Chức năng giám sát việc chấp hành pháp luật đối với các cơ quan nhà nước ở địa phương.

- Kỳ họp là hình thức hoạt động chủ yếu nhất của Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân họp mỗi năm hai kỳ, được gọi là những kỳ họp thường lệ. Ngoài ra, Hội đồng nhân dân có thể họp bất thường.

- Tại kỳ họp, Hội đồng nhân dân có quyền ban hành nghị quyết.

Một phần của tài liệu khái quát chung về pháp luật đại cương (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)