Bản chất của Nhà nƣớc CHXHCN Việt Nam

Một phần của tài liệu khái quát chung về pháp luật đại cương (Trang 26 - 27)

Nhà nước CHXHCN Việt Nam ra đời và phát triển đến nay là thành quả của cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, bền bỉ. Tại Điều 2 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001) qui định “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữagiai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”

Như vậy, bản chất nhà nước CHXHCN Việt Nam thể hiện: - Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước.

- Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết các dân tộc anh em.

- Tổ chức và hoạt động trên nguyên tắc bình đẳng trong các mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, là nhà nước dân chủ thực sự rộng rải.

- Nhà nước mang tính nhân đạo sâu sắc, tôn trọng các giá trị của con người và quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội.

- Nhà nước nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân.

- Nhà nước CHXHCN Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hợp tác, hữu nghị, cùng có lợi với tất cả các quốc gia.

- Nhà nước CHXHCN Việt Nam từng bước được xây dựng, hoàn thiện để trở thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là công cụ để thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa nhằm mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.

Một phần của tài liệu khái quát chung về pháp luật đại cương (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)